Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Ngẫm xưa bàn nay


 Lại ngẫm đất Thục xưa có Trương Tùng sang tận Hứa Xương chửi xéo Tháo trước ba quân mà không sợ gì Tháo.

- Tháo hỏi: Sao chủ ngươi không cống nạp mấy năm nay?
- Tùng nói: Vì giắc cướp ngăn trở không thể triều cống
- Tháo mắng: Ta đã quét sạch cả trung nguyên, còn trộm giặc nào nữa?
- Tùng nói: Bắc có Trương Lỗ, Nam có Tôn Quyền, Tây có Lưu Bị, còn đến mấy mươi vạn trộm cướp mặc giáp cầm binh thì sao gọi là Thái Bình?
Tháo tức lắm. Hôm sau đưa ra duyệt binh thị uy chỉ mặt Tùng nói:
- Nhà ngươi ở đất Thục đã bao giờ thấy cảnh binh hùng tướng mạnh như này chưa?
- Tùng nói: Nước Thục tôi chỉ cốt lấy nhân nghĩa trị người, chớ không thấy binh đao như thế bao giờ.
Tháo tái mặt mắng: Ta coi đồ chuột chết trong thiên hạ như cỏ rác cả thôi. Quân ta đến đâu, dẹp phải tan, đánh phải vỡ, thuận với ta thì sống, trái với ta thì chết, ngươi có biết không?
- Tùng cười nói:
Thừa tướng đưa quân đến đâu, đánh là thắng, lấy là được. Tùng này đều đã biết. Xưa dẹp Lã Bố ở Bộc Dương, đánh Trương Tú ở Uyển Thành, trận Xích Bích gặp Chu Du, đường Hoa Dung gặp Quan Vũ, cắt râu quẳng áo ở Đồng Quan, cướp thuyền tránh tên ở Vị Thuỷ. Đó đều là thiên hạ vô địch cả!
____________

Chao ôi, ngày xưa người ta như thế mà bây giờ có những người thật không biết thẹn thùng là gì giữa chốn triều đường mà buông lời ca tụng như cảnh đám Hoa Hâm, Trần Lâm tâng bốc Tháo lên hàng Y Doãn, Chu Công thì thật đáng hổ thẹn.

Nhưng cũng là ngày xưa Gia cát Võ hầu cũng mắng chết Tư đồ Vương Lãng vì tội đớn hèn xiểm nỉnh rụt cổ khom lưng. Vậy ra thời nào cũng có những kẻ chỉ biết nịnh bợ để được thăng quan tiếm chức.

Than ôi! đến hàng Tam Công mà còn có những kẻ như thế thì giáo sư tiến sĩ buông lời nịnh hót để cầu xin bát cơm thừa manh áo cũ kể có gì là lạ.



Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

Báo thù em, tiên chủ bói bài tây

 

 

Nhắc lại, Tiên chủ vì báo thù cho hai em mà khơi 70 vạn quân nghiêng nước tiến vào đất Ngô. Các quan tâu Tiên chủ nên mời ẩn sĩ họ Lý tên Ý về xem việc hay dở như nào. Tiên chủ ưng thuận cho người đi mời hai ba lần Ý mới chịu đến.

Tiên chủ trông thấy người ấy đầu bạc phơ phơ mà mặt mũi còn trẻ, mắt biếc con ngươi vuông, sáng quắc như mặt kính, hình thù gầy gò như cây bách cổ thụ, tiên chủ biết là người lạ, tiếp đãi tử tế. Tiên chủ nói:
- Trẫm cùng với Quan, Trương hai em, kết nghĩa sống chết hơn ba mươi năm rồi. Nay chẳng may hai em bị hại, trẫm thân cầm đại quân, đi đánh báo thù, chưa biết hay dở làm sao. Nghe tiên ông thông hiểu huyền cơ của tạo hóa, xin bảo cho biết trước thì hay lắm.
Lý Ý đáp:
- Đó là số trời, lão phu biết sao được!
Tiên chủ cố hỏi gặng hai ba lần, Lý Ý xin giấy bút, viết lên đấy số đếm từ nhất đến thập, rồi viết lên đấy thêm vài kí hiệu rất lạ. Hình thì như mũi giáo, hình thì như cái chuông, hình thì như câu liêm, hình thì như họa kích, màu sắc đen đỏ đủ cả. Tổng năm mươi hai tờ. Vẽ xong chia cho Tiên chủ chín tờ, chia cho 2 quan tòng sự Trần Trấn, Mã Lương mỗi người cũng chín tờ. Còn mình thì giữ mười tờ. Lại để sấp giấy còn lại ở giữa nhà rồi tâu Tiên Chủ:

- Mời bệ hạ xuống sới lão phu sẽ chỉ cho Bệ Hạ cách nhìn được tiên cơ mà không cần lão phu phải nói.

Tiên chủ thấy làm lạ cùng Mã Lương, Trần Trấn ngồi xuống cả.

Chơi được một lúc thì Tiên chủ với Mã, Trần bị thua cháy túi, không còn cái gì còn Ý thì cúi đầu viết chữ “Bạch” rồi đứng dậy đi ra.

Tiên chủ thấy thế không bằng lòng nói với chúng tướng:

- Lão này dễ thường chê ta trắng tay sao? Đúng là kẻ điên không biết gì.

Thế rồi sai người lấy lửa đem đốt hết mấy tờ giấy ấy đi. Bọn tướng sĩ cấp dưới trước khi đốt đã kịp lưu một bản rồi nhớ cách sử dụng của Lý Ý trong trướng lại sáng tạo thêm nhiều cách sử dụng khác nhưng phổ biến nhất vẫn là cách “nhìn được tiên cơ” do Lý Ý đã sáng tạo ra. Dân Thục sau này gọi là: Tá lả.

 

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Tony buổi sáng đã bốc phét và bị bóc phốt như thế nào?

Tony và đồng bọn

Vẫn cứ có một mồi thù truyền cmn kiếp với Tony khi cha già này xưng dượng với cả thiên hạ. Bốc phét chém gió thành idol của cả một thế hệ. Tuy rằng blog đã mốc meo nhưng nhất định phải lưu lại những bài viết liên quan đến "dượng" Tony. Chẳng biết bao giờ thì bị nghiệp quật chết cha cái lũ gian ác.
Lại nhớ, có vị đại bểu cuốc hội Nguyễn Thị Xuân Thu còn trích dẫn cái câu ngớ ngẩn của mấy con giời thẩm du tinh thần gán cho Nelson Mandela tổng thống Nam Phi trên mạng rồi công khai trước quốc hội. Cái gì mà phá hủy quốc gia chỉ cần phá hủy hệ thống giáo dục của một quốc gia là quốc gia đó sụp đổ. 
Không thể chấp nhận cho sự giả dối mạo danh cho các điều tích cực. Anh Tháo còn được kính trọng hơn vạn lần cái đám Nhạc Bất Quần. 

_____________________
Tony Buổi Sáng có lẽ chẳng lạ lùng gì đối với các bạn rồi. Thậm chí TNBS còn là "idol" của nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp nữa. Nhưng cách đây vài ngày, anh Nguyễn Quốc Vương bốc phốt chuyện TNBS chém gió về nước Nhật (còn Nhật này có phải Nhật Bản chúng ta biết không thì không ai biết). Thôi thì đọc tiếp phốt bên dưới, hơi dài 📷:v
_______________
TNBS LẠI VIẾT SAI SỰ THẬT!
Tối qua lúc sắp đi ngủ thì một người bạn là giáo viên ở miền Trung gửi cho tôi bài này và hỏi “Em xem có thật hay không?”. (Bài viết gốc của TNBS đã sủi như chưa hề tồn tại)
Mới nhìn tác giả bài viết tôi đã giật mình!
TNBS (còn viết là Tony Buổi sáng) chính là tác giả tôi đã ít nhất hai lần phê bình về chuyện viết sai sự thật một cách có chủ ý. Tất nhiên vì tác giả ẩn danh nên ở đây chỉ nói đến người là chủ thể viết ra bài viết nói trên và các bài viết khác mà không nhằm vào một cá nhân cụ thể nào mà có thể bạn đọc có thể biết hoặc nghĩ tới. Họ có thể là nhiều người hoặc một nhóm.
Thứ nhất là TNBS đã viết rằng ở nước Nhật có môn “Đức Dục” (Social Studies) dạy người ta tất tần tật mọi thứ về nhân cách, đạo đức khiến cho người Nhật tốt, có đạo đức, nước Nhật hùng mạnh. Sau đó anh/chị ta dẫn ra một loạt nội dung không hề có trong chương trình môn “Social Studies” ở Nhật. Thực chất ở Nhật có môn học Social Studies thường được dịch là môn Xã hội hoặc Nghiên cứu xã hội. Đây là môn học được đưa vào Nhật năm 1947 và tồn tại đến nay dù có thay đổi ít nhiều. Nó dạy cho học sinh về “kinh nghiệm xã hội” và “Đời sống xã hội” cùng các kĩ năng, phẩm chất cần có để trở thành Người công dân dân chủ (dựa trên ba trụ cột của Hiến Pháp). Giáo dục đạo đức ở Nhật là chủ đề nhạy cảm với cả nhà nước và người dân, đặc biệt là giới giáo dục. Vì vậy sau 1945, sau khi môn Tu thân bị đình chỉ vĩnh viễn, giáo dục đạo đức chính thức được khởi động như một môn học từ năm học 2017-2018 dưới cái tên “Đạo đức-Môn giáo khoa đặc biệt”. Tôi đã từng dịch toàn bộ chương trình phổ thông phần liên quan đến đạo đức cho một Viện nghiên cứu ở Việt Nam. Rất tiếc khi đó tôi không để ý đến điều khoản quy định tôi không được sử dụng, công bố bản dịch tiếng Việt nên giờ đây tôi không thể đưa lên để các bạn thấy TNBS đã bịa đặt như thế nào.
Thứ hai TNBS đã bịa ra một huyền thoại là “Hàn Quốc copy sách giáo khoa của Nhật nên Hàn Quốc trở nên hùng mạnh”. Cả TNBS và những người ủng hộ thông tin này đều không đưa ra bất cứ bằng chứng nào đáng tin. Trong khi đó, tôi đã rà soát rất nhiều tài liệu của Nhật và không tìm thấy một dấu vết nào. Theo logic thông thường, chỉ một ca sĩ Hàn mặc áo có cờ Nhật đã bị chỉ trích dữ dội thì khó lòng lấy đâu ra có nội các nào ở Hàn Quốc dám liều lĩnh làm việc ngớ ngẩn trên mà có muốn cũng không thể nào làm được. Đó là không tưởng. Trừ phi TNBS đã coi việc Hàn Quốc (khi đó là Triều Tiên) sử dụng SGK Nhật Bản trong thời bị Nhật biến làm thuộc địa. Nếu như vậy thì thật…khủng khiếp.
Trở lại bài viết dưới đây (tôi sẽ post bài đó trong phần comment). Chúng ta thấy TNBS đã xuyên tạc và bịa đặt ra nhiều sự thật về nước Nhật. Để khỏi mắt thời gian tôi liệt kê luôn.
1. TNBS viết: “Ở Nhật có hai loại sách, một là sách dành cho giới tinh hoa và sách thị trường. Sách thị trường thì công ty tự phát hành thoải mái, còn sách dành cho tinh hoa thì thông qua hội đồng duyệt sách rất nghiêm ngặt. Các sách dành cho tinh hoa sẽ được đưa vào hệ thống thư viện các trường và đem ra thảo luận trong xã hội rộng rãi, trong học đường và lưu trữ cho thế hệ sau...Do vậy, công tác biên tập và kiểm duyệt sách dành cho giới tinh hoa rất kỹ. Không phải vì bất cứ cái kỵ huý nào, mà họ kiểm duyệt để kiên quyết không để lọt những tư tưởng nhỏ bé vào sách. Tuyệt đối không để loan tuyền tư tưởng an phận, ổn định, chắc ăn, nhàn hạ, hưởng thụ cá nhân,....cho dân chúng, cho xã hội, làm thụt lùi dân tộc.”
Bịa đặt!
Ở Nhật không có sự phân định rạch ròi hai loại sách trên. “Sách thị trường” là một khái niệm người Việt hay dùng “sách tinh hoa” cũng tương tự. Ở Nhật, nếu muốn phân loại sách theo đối tượng một cách tương đối theo đối tượng người ta phân chia làm “Senmonsho” (sách chuyên môn chủ yếu hướng đến giới làm chuyên môn) và “Ippansho” hay “Shihansho” (sách dành cho đại chúng hay người bình thường). Tuy nhiên cách phân định này là tương đối vì có nhiều sách dùng cho cả hai giới và nhiều cuốn rất khó phân định.
TNBS nói “Sách thị trường thì công ty tự phát hành thoải mái, còn sách dành cho tinh hoa thì thông qua hội đồng duyệt sách rất nghiêm ngặt” là dựa vào đâu khi ở Nhật xuất bản thuần túy là công việc của tư nhân dựa trên Hiến pháp và luật pháp. Viết như TNBS người ta dễ nghĩ rằng ở Nhật có một hội đồng duyệt sách “tinh hoa” quốc gia nào đó để duyệt bản thảo mới cho xuất bản.
Làm gì có!
Sách chuyên môn hay sách đại chúng là công việc của tác giả và NXB. Những sách có hàm lượng chuyên môn cao thì NXB sẽ có hội đồng biên tập của họ hoặc mời các nhà khoa học có uy tín thẩm định. Nó hoàn toàn là công việc của NXb không có cơ quan nào của quốc gia can thiệp hay làm thay. Xuất bản phẩm không cần xin phép và có giấy phép!
Và lưu ý điều này. Ở Nhật Bản từ sau 1949 hoàn toàn không có LUẬT XUẤT BẢN. Các hoạt động xuất bản bị điều chỉnh bởi các luật khác như Luật về sở hữu trí tuệ, Luật về văn hóa phẩm có hại cho thanh thiếu niên. Thời Minh Trị vốn có luật xuất bản, được sửa đổi dưới thời Showa nhưng sau đó đến 1949 bị đình chỉ.
“Do vậy, công tác biên tập và kiểm duyệt sách dành cho giới tinh hoa rất kỹ. Không phải vì bất cứ cái kỵ huý nào, mà họ kiểm duyệt để kiên quyết không để lọt những tư tưởng nhỏ bé vào sách. Tuyệt đối không để loan tuyền tư tưởng an phận, ổn định, chắc ăn, nhàn hạ, hưởng thụ cá nhân,....cho dân chúng, cho xã hội, làm thụt lùi dân tộc.”.
TNBS viết liều vì ở Nhật cả trong Hiến pháp 1946, các bộ luật và thực tế không có “Kiểm duyệt” như TNBS nghĩ và viết. Cho dù chính phủ Nhật Bản có tiến hành kiểm duyệt tinh vi đối với SGK (chế độ kiểm định SGK) nhưng về cơ bản ở Nhật ai cũng có thể viết sách, xuất bản sách nhất là sách cho người lớn. Tự xuất bản ở Nhật rất phát triển. Mọi đề tài, chủ đề nên sẽ không có chuyện “không để lọt những tư tưởng nhỏ bé vào sách”. Thế nào là “tư tưởng nhỏ bé?”, người xét duyệt lấy gì đảm bảo cái họ cho qua kiểm duyệt là “lớn lao”? Chỗ này TNBS đã viết tùy tiện và suy diễn không dựa trên thực tế của Nhật Bản.
2. TNBS viết “Trong nhóm sách tinh hoa này, sách ví dụ về nghệ thuật, thì phải là người có thành tựu, người phải có danh có phận, có giải thưởng quốc tế hoặc từng ở đỉnh cao về môn nghệ thuật đó viết. Sách về tôn giáo, thì phải là bậc cao sư trong tôn giáo đó mới có quyền ý kiến, chứ người tầm tầm hay còn nhỏ tuổi mà đem đi bàn luận chuyện đạo trời thì không chuẩn xác. Sách về kinh doanh kinh tế thì hoặc là do các giáo sư kinh tế viết sau vài chục năm nghiên cứu, hoặc do các chủ doanh nghiệp rất lớn, sau khi về hưu sẽ được yêu cầu viết lại 1 cuốn sách để cho đời sau, ví dụ ông chủ Honda hay Toyota....Còn người mà không có thành tựu gì về kinh tế mà viết về kinh tế, họ sẽ không duyệt vì tư tưởng đó rất sai, họ sai mới không có thành tựu, nếu loan truyền tư tưởng đó sẽ ảnh hưởng đến người khác, mang tội với thế hệ sau. Sách của những tác giả trẻ bàn về văn chương thơ phú thì OK, nhưng nói về hướng nghiệp khuyên răn, họ sẽ không cho xuất bản vì giới trẻ đang trong quá trình nhận thức chuyển đổi, nay nghĩ thế này mai thế khác, chưa đi nhiều, chưa va vấp nhiều, chưa làm gì lớn, việc khuyên người khác là rất nguy hiểm. Các diễn giả cứ "sinh đẻ sồn sồn" 1 năm ra mấy cuốn sẽ không được đưa vào nhóm sách tinh hoa vì bản thân diễn giả đó không có thành tựu gì lớn đủ để loan truyền tư tưởng đó. Diễn giả là người nói lại những tư tưởng lớn của những nhân vật vĩ đại ra dân chúng chứ không được phép nói tư tưởng cá nhân của mình, vì với họ, "cứ không có thành tựu lớn thì không được đem cái cá nhân ra nói, vì chẳng giúp ích gì cho người khác".
Đoạn này cũng viết lấy được và suy diễn tùy tiện!
Ở Nhật Bản ai cũng có quyền viết và thực tế là họ có thể viết bất cứ điều gì cho dù thân phận thế nào. Chuyện căn cứ vào thành tựu trước đó hay bằng cấp, thân phận để phân cấp viết gì như TNBS viết như trên là ngớ ngẩn.
Chắc TNBS không đọc được sách Nhật nên không biết có rất nhiều cuốn “tinh hoa” hay sách có ảnh hưởng lớn của Nhật là do các tác giả Nhật học rât thấp (tức là bỏ học sớm) hoặc không có danh phận (là người bình thường hoặc thậm chí từng là tội phạm hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội viết). Ví dụ như gần đây tác phẩm “Chuyến tàu khổ hành” được trao giải thưởng lớn là tác phẩm được viết ra của một người từng sống trong cuộc sống đầy sa đọa, thất bại và dung tục.
Có vô vàn ví dụ khác như vậy.
TNBS viết thật hài hước rằng “....Còn người mà không có thành tựu gì về kinh tế mà viết về kinh tế, họ sẽ không duyệt vì tư tưởng đó rất sai, họ sai mới không có thành tựu, nếu loan truyền tư tưởng đó sẽ ảnh hưởng đến người khác, mang tội với thế hệ sau”.
Đọc đến đây tôi phải dừng lại mỉm cười hồi lâu.
3. TNBS viết “Với họ, thi đấu bóng đá là mục tiêu vô địch, mục tiêu vào chơi World Cup với các cường quốc chứ không phải cọ xát với đấu trường quốc gia. Kinh tế, văn hoá, nghệ thuật,.....đều phải ở tầm thế giới. Với mỗi cá nhân, ai cũng phải có ước mơ làm lớn, chứ không có vẻ đẹp của người về nhì, cũng chẳng có vẻ đẹp nào của sự về chót. Nếu cổ vũ sự về nhì về chót, thì xã hội chẳng thể tiến bộ được. Doanh nghiệp một khi thành lập, thì phải vươn đến tầm toàn cầu, cổ phần hoá để IPO cho cả thế giới tham gia vào làm chứ không phải "chỉ kiếm đủ ăn, nhiêu đó được rồi". Học sinh thì gần như bắt buộc đọc sách về những nhân vật nổi tiếng thế giới để rút cái hay/dở của họ mà áp dụng vào bản thân, như Alexandre Đại Đế, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon, Columbus, Pasteur, ....Ai chọn nghề nghiệp nào cũng phải có mục tiêu trở thành xuất sắc trong lĩnh vực đó để có thể "đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông". Trăm người đọc, 1 người làm theo được cũng là phúc lớn cho dân tộc rồi.”
Ở đây TNBS chủ yếu hô khẩu hiệu và viết lộn xộn. Không cần bình luận gì thêm.
Phản biện hay chỉ trích một người (hoặc một nhóm) có fanpage đến cả hơn triệu người theo dõi, có sách xuất bản bán hàng chục vạn bản là một điều dại dột vì người phản biện ở ngoài sáng.
Số lượng người theo dõi lớn nói lên rằng người viết có tài viết nhất định và rất giỏi trong các kĩ thuật dẫn dắt, đánh vào cảm xúc người đọc.
Là người viết, cũng là người đọc, tôi chỉ trích TNBS nhưng không kêu gọi đánh sập trang hay báo cáo phường hay cấm TNBS viết như nhiều người đã làm.
Tôi cũng tôn trọng quyền tự do đọc TNBS hay không của các bạn hoặc giá trị mà TNBS đã mang lại cho nhiều bạn.
Tuy nhiên, đối với tôi, việc cố ý bịa đặt ra các thông tin không có thực rồi trộn thật giả lẫn lộn để dẫn dắt người đọc là việc làm trái với đạo đức thông thường của người viết. Việc dựa trên các thông tin có thật, sau đó bình luận, đánh giá theo quan điểm, giá trị quan của bản thân người viết lại là chuyện khác. Nó ở một cấp độ khác của nghề viết.
Tôi mong các bạn nếu đã đọc TNBS thì nên đọc thêm các tác giả-dịch giả dưới đây để hiểu thêm về Nhật Bản và có thêm cảm hứng.
1. Dịch giả Nguyễn Đỗ An Nhiên (người đã dịch rất nhiều tác phẩm Nhật ngữ sang tiếng Việt như : Ác ý, Những người Nhật vị tha, Một mùa thơ dại, Đời du nữ, Vương đạo-con đường thành công bằng sự tử tế…)
2. TS. Nguyễn Lương Hải Khôi (người đã có tiểu luận bình về “Thoát Á luận” của Fukuzawa Yukichi, Vũ Dạ Đàm…)
3. PGS. TS Phạm Thu Giang (người đang dạy ở đại học, đã dịch và viết rất nhiều về Nhật Bản. Các bạn có thể tìm đọc các tác phẩm chị dịch như “Phúc ông tự truyện”-tự truyện của Fukuzawa Yukichi, “Mạn đàm nhân sinh”-những lời cuối cùng của người sáng lập tập đoàn Panasonic, Lịch sử tôn giáo Nhật Bản…)
4. TS Đào Thu Vân (người đã viết nhiều bài báo về lịch sử Nhật Bản, nghiên cứu về lịch sử VN và Nhật Bản cận-hiện đại)
5. Thầy Nhật Chiêu (không rõ thầy dùng FB hay không)
6. Chị Thu Hương (NCS) đang nghiên cứu về giáo dục đạo đức tại Nhật Bản. 
7. Anh Trịnh Tuấn người có tìm hiểu khá kĩ xuất bản ở Nhật và đọc báo cáo xuất bản của Nhật đều đặn.
Xin phép được tag các anh chị, thầy cô trên và một số anh chị em đã và đang học tập, sinh sống, nghiên cứu về Nhật Bản.
P.s. Ở Nhật sách được xuất bản từ thượng vàng tới hạ cám. Từ sách chỉ dám đọc một mình và chỉ được đọc một mình trong phòng ngủ tới sách chỉ dành cho một cộng đồng nhỏ. Ai cũng có thể in sách. Trong các trường đại học có vô số sinh viên tự xuất bản tác phẩm của mình đem bán cho bạn bè để hi vọng đổi đời, làm nên nghiệp lớn. Những sách "có hại cho thanh thiếu niên" (liên quan đến tính dục và bạo lực) sẽ bị kê vào danh sách theo luật và bị giám sát không gian bày bán, đối tượng bán, không được đưa vào thư viện trường học....
Về cơ bản, ai có tài có khả năng trở thành vĩ nhân chỉ sau một đêm.
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1153664218345651&id=100011062518050 

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Tháo còng lưng mượn đầu Vương Hậu

   Tam quốc dã sử bổ di phần 50

Nhắc lại Tháo mượn chiếu Thiên Tử đi đánh Viên Thuật. Thuật thấy thanh thế quân Tháo to quá bèn đóng cửa không ra giao chiến đợi quân Tháo hết lương sinh biến. Tháo đốc quân đánh hơn tháng lương ăn gần hết liền đưa thưa sang vay Tôn Sách được mười vạn hộc lương. Quan coi lương là Vương Hậu thấy ít quá không đủ phát cho quân, vào bẩm với Tháo, hỏi xem nên làm thế nào?
Tháo nói:
    - Đem hộc nhỏ mà phát cho chúng nó, tạm cấp cứu lấy một lúc.
Hậu hỏi:
    - Thế ngộ quân sĩ kêu ca thì nói thế nào?
Tháo nói:
    - Ta đã có chống lưng rồi thì lo gì. Vả lại trong thời đại rối ren này, ai cũng gù cả, mình thẳng lưng thì thành khuyết tật. Đến lúc ấy,
Vương hậu vâng lệnh lui ra.
Tháo cho người đi dò các trại, chỗ nào cũng thấy quân ta thán rằng: Thừa tướng đánh lừa quân.
Tháo thấy vậy mật cho người ra đòi Vương Hậu vào bảo rằng:
    - Này ta muốn mượn ngươi một cái, để dẹp yên lòng dân, người đừng nên tiếc.
Hậu hỏi:
    - Thừa tướng muốn dùng cái gì?
Tháo nói

 - Ta muốn mượn cái đầu ngươi để dẹp yên lòng quân.
Hậu thất kinh, kêu oan. Tháo lại nói:
    - Ta cũng biết người không có tội nhưng người cứ nhận tội đi không thì lòng quân sinh biến. Sau này người chết rồi còn lại vợ con và tất cả mọi thứ ở đây ta sẽ lo liệu.
Vương Hậu muốn nói nữa, nhưng Tháo đã gọi ngay đao phủ vào lôi Hậu ra ngoài cửa chém rồi bêu đầu lên một cái sào dài, yết thị rằng: "Vương Hậu cố tình làm đấu nhỏ, để ăn cắp lương vua, nay chiếu quân pháp trị tội".
Thật là:
Lưng gù lưng thẳng lưng cong
Cứ dính lưng Tháo là xong một đời.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Tháo Liêm sỉ đến thế là cùng


Năm Kiến An thứ 15, đài đồng tước xây xong Tháo liền tổ chức yến ẩm ăn mừng. Bọn Vương Sán, Trần Lâm mỗi người hiến một bài thơ, bài nào cũng ca ngợi công đức Tào Tháo như trời biển, xứng đáng lên ngôi cao. Tháo xem từng bài, rồi cười mà nói rằng:
Các ông văn hay, khen ta khi quá lời. Ta vốn là người ngu lậu, khi trước cũng may mà được phong chức hiếu liêm. Rồi gặp thời loạn lạc giặc giã triều đình lại bắt ta làm thừa tướng. Ta vốn chẳng có tài đức gì mà ở ngôi quyền cao chức trọng như thế nên nhiều kẻ rèm pha cho ta sớm muộn cũng có bụng kia khác, thật là lầm lớn. Ta nào có muốn làm thừa tướng, nhiều lúc ta muốn thể hiện TA LÀ NGƯỜI CÓ LIÊM SỈ MUỐN TỪ CHỨC MÀ PHÁP LUẬT KHÔNG CHO PHÉP đấy thôi. Cái trung thành của pháp luật là vậy, pháp quyền nhà Hán xưa nay vẫn thế. Các ông thì được được làm cái pháp luật không cấm, còn ta chỉ được làm những điều pháp luật quy định. Mà luật thì không cho ta được phép thôi chức thừa tướng. Ấy nên ta cứ phải làm mãi đấy thôi. Chắc các ông không ai biết nỗi lòng cho ta!
Các quan nghe thấy thế ai cũng sụt sùi rồi cùng đứng dậy, lạy mà nói rằng:
- Dẫu Y Doãn, Chu Công ngày xưa cũng không có nhiều liêm sỉ bằng thừa tướng.
Tháo cười ha hả rồi sai tả hữu đem bút đến định làm bài thơ vịnh đài đồng tước thì bỗng có tin báo:
- Đoàn đi sứ sang Đông Ngô đầy liêm sỉ của ta bị phát hiện có 9 kẻ đi nhờ rồi ở lại luôn từ đó đến giờ vừa bị Tôn Quyền phát hiện trục xuất hết về nước. Giờ họ cho Hoa Hâm sang trách hỏi.
Tháo nghe thế bực mình nói:
Thế này còn đâu liêm sỉ nữa. Lần sau Dứt khoát không cho đi nhờ đoàn đi sứ nữa.
Trình Dục nói:
- Hoa Hâm đến đâu trách hỏi thì ta trả lời thế nào?
Tháo nói:
- Cứ nói với Hoa Hâm chúng ta đi nhờ là để TẠO PHÚC cho dân chúng.
Chúng tướng nghe đến đây đều vui mừng ca ngợi ân đức của Tháo:
- Dẫu Khổng Mạnh đức còn mỏng hơn thừa tướng
....

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Thành Hạ Bì mất nước, mạng Lã Bố lâm nguy


Tam quốc dã sử phần 48

Nhắc lại Tháo đánh mãi Hạ Bì không phá được, đám Tuân Úc, Quách Gia hiến kế khơi sông Nghi sống Tứ cho nước chảy vào thành. Tháo mừng lắm liền cho quân đi đào, lên gò cao thấy cả thành Hạ Bì ngập cả chỉ còn mỗi cửa đông. Quân sĩ vào báo Bố nói:
- Ta có ngựa Xích Thố, bơi dưới nước như đi trên cạn, có việc gì mà lo?
Nói xong lại cùng thê thiếp say sưa suốt ngày.

Được thêm thời gian, chúng tướng lại vào báo trong thành nước ngập hết cả ao hồ, nước sạch chẳng có mà dùng, quân lính dân chúng nhiều nhà dùng nước bẩn bị bệnh kiết lị rất nhiếu. Bố nói
- Ô nhiễm nước sạch lần này, có thể nói là phản ứng rất nhanh, đáp ứng sự mong mỏi, kỳ vọng của người dân. Ta khen ngợi.

Nói xong lại vào uống rượu với tì thiếp. Nhân một hôm hết rượu, sai quân lính xuống nhà bếp đem rượu lên thì chợt nhớ. Nấu rượu tốn nhiều nước sạch bèn ra lệnh

- Hễ ai  uống rượu nấu rượu đều đem chém.

Hầu Thành dâng rượu

 Một bữa, Hầu Thành bắt được kẻ gian trộm ngựa định làm mấy vò rượu cùng anh em uống mừng công, khi ấy do Tháo phá đê sông Nghi Tứ khiến lũ lụt tràn về đúng quy trình, Sợ phạm lệnh, Hầu Thành đem 1 bình rượu ngon đến dâng Bố. Bố Đùng đùng nổi giận quát:

- dân chúng binh lính trong thành không có nước sạch để dùng mà mày dám dùng nấu rượu à? đến tao CŨNG ĂN NƯỚC BẨN BA NGÀY đây này.

Nói xong thét võ sĩ lôi thành ra ngoài thành chém. Bọn Tống Hiến, Ngụy Tục và các tướng cùng vào van xin cho Thành. Bố nói:
- Cố ý trái lệnh, lẽ ra phải chém, nay nể các tướng hãy đánh nó một trăm roi.

Tối hôm đó Tốn Hiến, Nguỵ Tục đến thăm Thành nói:

- Thắng Lã Bố nó ở lầu cao, uống nước sạch căng da bụng mà dám nói nó uống nước bẩn ba ngày nay. Nó mà uống nước bẩn thật thì phải bị đi ỉa kiết lị chứ sao trơn lông đỏ da như sáng nay?!
Cái loại trơ trẽn như nó e rằng có ngày nó cho anh em ta chết ko có đất chôn.
Hiến nói:
- Hay là ta tìm cách trói nó lại rồi nộp về hàng Tào Công.
Hầu Thành nói:
- Lã Bố dung mãnh 1 phần cũng nhờ có ngựa xích thố và cây họa kích. Nay tôi sẽ trộm con ngựa của nó rồi hàng Tào công trước.
Ba người bàn định xong thì ai về nhà nấy, tối hôm đấy Hầu Thành lẻn vào trộm ngựa xích thố của Bố, Ngụy Tục mở cửa cho ra rồi lại tảng lờ đuổi theo không kịp.

Thành đem ngựa sang trại Tào rồi thuật tình hình, Tháo mừng lắm, hôm sau cho quân gấp rút đánh thành. Mới mờ sáng Bố đang ngủ nghe tiếng hò reo dậy đất liền cầm kích đi tra xét trách mắng Ngụy Tục để Hầu Thành chạy thoát lại làm mất con ngựa quý, Tục nói:
- Có mỗi con ngựa thôi, tướng quân đừng làm quá nên thế!
 Bố cả giận định đem Tục hỏi tội thì quân Tào phía dưới hò hét xông lên khiến Bố phải thân ra chống giữ đến trưa quân Tào mới chịu lui binh.
Lã Bố lên lầu tạm nghỉ ở trên tràng kỷ không ngờ ngủ quên mất. Tống Hiến đuổi tả hữu ra, trước hết ăn trộm cây họa kích, rồi gọi Ngụy Tục vào cùng ra tay lấy thừng chão trói Lã Bố thật chặt.
Bố khỏe thế nhưng suốt cả sáng vất vả giờ lại bị bất ngờ nên bị bọn Ngụy Tục, Tốn Hiến trói tròn lại rồi mở cửa đầu hàng Tào

Tháo cùng Lưu Bị đem quân vào trong thành yết bản an dân rồi đem Bố và bộ thuộc vào xét hỏi. Bố nhìn thấy bọn Hầu Thành, Tốn Hiến, Ngụy Tục thì nói:
Tao đãi chúng mày không bạc sao chúng mày phải tao?
Chưa biết bọn Hầu Thành sẽ nói thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ...

Mà thôi khỏi cần hồi sau, viết tiếp luôn
Thành nói:
- Mày nói dối trắng trợn, không biết liêm sỉ chỉ biết sướng cùng vợ con mà không biết nỗi khổ của chúng tướng khi chịu cảnh thiếu nước sạch suốt mấy tháng qua sao lại bảo không bạc?
Bố nín nặng câm mồm lại




Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Lão Hạc Liệt Truyện - Phần 2

Lão Hạc Liệt Truyện - Phần 2

Lão Hạc bò ra từ địa đạo, lúc này trời đã hửng sáng. Mặt đất loang lổ những nước, cái hố chôn cậu Vàng giờ đã đầy ặc, lão phải tát hết nước ra rồi đem bỏ xác cậu Vàng xuống đó, kiếm ít nhánh hoa dại làm kết thành vòng và rắc xung quanh xác cậu Vàng. Lão bốc từng nắm đất ném xuống. Cái hố đất ngày một đầy them rồi ùn lên thành nấm. Lão ban đầu định quyết chí quyên sinh cùng cậu Vàng nhưng sau những sự kì lạ vừa qua thì ý nghĩ đó đã nguôi đi phần nào, lão rất tò mò về địa đạo và mấy căn mật thất. Phải xem nó là gì đã. Lão lấy đất lấp tạm xuống cái hố còn lại nhằm che cửa địa đạo rồi lại lấy tre lứa chuối thối quả thối ném xuống đó như kiểu trông giống với hố rác.

Rồi lão sờ vào bọc, lôi ra cuộn trục, cái thứ kí tự trong cuộn trục thì lão không sao đọc được. Lão nhà nghèo, từ đời ông cố nội đã được xét vào diện bần cố nông, chạy ăn từng bữa thì tiền đâu mà cho con cháu đi học. Lão chợt nhớ hình như trong đống kí tự này lão đã từng thấy vài chữ ở đâu. Thì ra những lần sang nhà ông Giáo chơi lão thấy ông GIáo cầm cuốn sách viết đầy những chữ như vậy. Định đem sang cho ông Giáo xem nhưng lo rằng mụ vợ nhà ông GIáo vốn tính nhỏ nhen lại lắm chuyện có thể sẽ khiến hai nhà mang vạ. Thế là lão ra vườn nhà bẻ đọt chuối xanh đem vào cố gắng nắn nót từng mẫu kí tự bằng mực mông tơi. Định sang nhà ông giáo thì vừa hay ông giáo từ nhà bên chạy sang. Ấy chính là vị thư sinh đã ngồi cũng lão bữa nọ. Trong đêm qua thấy bên nhà lão Hạc có những tiếng động lạ, ngặt vì mưa gió bão bùng lại phải canh cái cột cái mục nát giữa nhà sợ nó bị bão quật đổ mà chưa qua được. Lão Hạc hồ hởi nói:
-         Tôi hôm qua có nhìn mấy mấy dòng kí hiệu này, ông giáo xem có phải là cái chữ mà ông giáo hay đọc không?
Nói rồi đưa cho ông giáo xem đọt chuối xanh vừa nãy. Ông GIáo chăm chú đọc, Lão Hạc nào có phải là kẻ biết chữ, cả đời chưa từng viết bao giờ, mọi thứ đều là điểm chỉ nên chữ lão phải một hồi lâu ông Giáo mới nhận ra. Chữ đọc được chữ không, nghĩa thì thật không hiểu nhưng đây rõ ràng là các kí tự chữ của giống người phương bắc. Ông GIáo nói:
-         Cụ nhìn thấy cái này ở đâu
Lão Hạc gãi đầu gãi tai, vốn là người không biết nói dối, lão cứ ấp úng mãi rồi thì đành nói thật về cuộn trục và căn địa đạo bí mật ở mảnh vườn sau nhà. Lão đưa cho ông Giáo xem cuộn trục, ông Giáo dở ra xem thì thất thần khi nhìn thấy ba hàng kí tự viết cả bằng ba thứ chữ khác nhau: Chữ của giống người phương bắc, chữ của giống mắt xanh mũi lõ và chữ của nhà nước. Lại xem tiếp thì lại càng giật mình hơn, đánh rơi mất cuộn trục.
Lão Hạc đứng bên biết là có sự lạ nên không dám nói chỉ cúi xuống nhặt cuộn trục. Hồi lâu sau ông Giáo cất lời:
-         Cụ có biết ba hang chữ đầu tiên có nghĩa là gì không?
Dĩ nhiên là ông Giáo biết lão Hạc một đời cô khổ nửa chữ bẻ đôi không biết. Hỏi xong ông Giáo lại tự mình nói tiếp, ánh mắt như nhìn về xa xăm:
-         Ba hàng chứ ấy chính là…
Đang định nói tiếp thì bỗng ngoài ngõ vang lên tiếng quát:
-         Lão Hạc đâu rồi, ai cho phép lão hành hung người của nhà nước…
Đó là tiếng Lý Cường, hắn dẫn theo một đám tay chân vào hầm hầm đạp cổng ngõ xông vào. Cái cổng ngõ nhà Lão Hạc, gọi là cổng thì cũng là miễn cưỡng, nó chỉ là mấy đoạn tre lứa vụn vặt buộc bằng dây mây vốn ọp ẹp nay bị Lý Cường đạp một cái bung hết cả ra. Tên Lý Cường kéo tay chân đứng ở giữa sân đất nhà lão Hạc, tay chắp sau lưng. Bên cạnh hắn là mấy dân phu và mấy tên đầu bò trong làng. Trong đám đó, có một kẻ được đồng bọn dìu còn một kẻ thì vải quấn kín đầu đang đứng xiêu vẹo đằng sau. Xem ra chính là bọn đã xông vào nhà lão hôm qua bị lão đánh thua chạy.
Nhòm qua mấy lỗ thủng trên vách tường, ông Giáo biết phen này sẽ gặp rắc rối to nếu không ứng phó tốt. Ông Giáo nói khẽ với lão:
- Cụ nói cạnh chỗ chôn cậu Vàng có địa đạo bí mật đúng không?
Lão Hạc gật đầu. Ông Giáo tiếp:
-         Nếu bọn Lý Cường mà biết chuyện đó thì e chúng sẽ xới tung cái mảnh vườn của lão và có khi lão còn bị vu cho tội chứa chấp…
Lão Hạc ngơ ngác không hiểu chứa chấp là chứa chấp cái gì, ông giáo biết ý mà xúa tay:
-         Tô sẽ giải thích cho cụ sau khi chuyện này qua đi. Giờ cụ phải tin tôi, tôi mới cứu cho cụ thoát nạn. Nếu có việc gì xảy ra phải nhất nhất nghe lời tôi, cụ đừng có tiếc nhé.

Kế đến ông Giáo hỏi chỗ chôn cậu Vàng, dặn nhỏ lão Hạc cứ chạy ra làm kế hoãn binh với đám Lý Cường. Nói đến đó, ông Giáo ngay lập tức chạy ra đằng sau nhà nơi chôn Cậu Vàng. Ông Giáo bảo lão làm kế hoãn binh với đám Lý Cường nhưng lại chẳng bày cho cách gì, lão đứng tần ngần trong nhà. Lý Cường bên ngoài một hồi lâu chẳng thấy ai ra thì quát lên lần nữa:
-         Lão không ra là ta lấy mồi lửa đốt cháy chụi căn chòi rách của lão đấy. Chúng bay đâu, chuẩn bị châm lửa.
Tên dân đinh đứng bên cạnh Lý Cường liền rút hỏa tập ra tiến lên được vài bước chuẩn bị châm lửa thì khửng lại hỏi Lý Cường:
-         Bẩm ông Lý, trời mưa cả đêm hôm qua ướt nhem nhép tất cả như thế này thì làm sao mà châm được?
Lý Cường cũng ớ người ra, mãi sau mới nói:
-         Đấy là ta dọa lão ý thế chứ ai chẳng biết là hôm nay không đốt được nhà lão, thôi thế ta chuyển sang phá nhà lão vậy. Chúng bay, mau chuẩn bị dao dìu mã tẩu để chặt béng mấy cái cọc mục chống nhà lão cho ta.
Lý Cường câu cuối nói như hét lên còn trong nhà lão Hạc mặt không còn huyết sắc, đành bấm bụng chạy ra nói:
-         Bẩm ông Lý, con hôm qua trúng gió nên mãi mới dậy được để ra đây hầu ông. Ông có chuyện gì mà đến nhà con sáng sớm thế này? Thuế đinh con cũng đã nộp đầy đủ cho nhà nước rồi mà.

Lý Cường hầm hầm:
-         Ta không đến đòi thuế của nhà nước, ta đến hỏi vì cớ gì lão dám hành hung người nhà nước.

Lão Hạc nói:
-         Con nào có dám, đêm qua có mấy người đến đòi bắt cậu Vàng nhà con, giết mất cậu Vàng còn đòi đem cậu đi làm đồ nhắm. Con còn bị mấy người ấy trói gô lại, vết dây thừng hằn vẫn còn trên cổ tay con đây.
Lão Hạc chìa cổ tay cho Lý cường xem. Ngoài đầu ngõ, dân chúng nghe tiếng Lý Cường quát tháo ở nhà lão Hạc thì dần bu lại, lố nhố bên ngoài, kẻ bàn người tán rì rầm.

Lý Cường dĩ nhiên đã chuẩn bị cho việc này liền nói:
-         Lão chỉ giỏi vu khống. Chỉ dựa vào lời nói từ phía lão thì làm sao mà tin cho được. Hôm qua ta có sai bọn dân đinh đi tuần đề phòng kẻ gian làng khác vào nhân thời cơ mưa gió mà ăn trộm của dân làng. Mãi đến canh khuya chúng nó  về trong bộ dạng thảm hại. Chúng nó nói, đến nhà Lão thấy căn nhà lão sắp đổ liền ra tay kẻ chống người đỡ cho căn chòi ọp ẹp của lão khỏi đổ thì tự dưng lão nổi hung lên đánh người khiến bọn chúng kẻ vỡ đầu kẻ gẫy xương mà lết về. Nói đến đây Lý Cường ngừng lại, rồi quay lại nói to với đám đông sau lưng:
-         Bà con thử nghĩ xem, mấy thanh niên cao to lực lưỡng như thế này, nếu không phải vì tay chân đang  bận vào việc gì đó há lại để cho cái thân ve xác hạc của một lão già đánh cho đầu vỡ xương gãy hay sao?

Lý Cường nói vậy, nhiều người ra chiều đống ý, bàn tán một hồi thì có người nói vọng ra: Xem chừng Lạo Hạc yêu chó quá hóa cuồng rồi nên ai đến nhà cũng nghĩ là đến bắt chó.
Mọi người cùng cười ồ lên.
Lão Hạc thì chẳng biết biện bác thế nào cứ ngậm hột thị im như thóc. Sau rốt lão vẫn phải đáp lời:
-         Bẩm ông Lý, bằng chứng vẫn còn đây, cậu Vàng vì họ mà phải chết.

Đúng là lão Hạc vô tình đánh chết cậu Vàng nhưng đó chẳng qua là lão muốn cứu cậu chứ không chủ tâm. Nếu đám người đó không đến thì cậu Vàng đâu có bị lão vô tình đập chết. Cho nên nói đám đó đánh chết cậu Vàng kể như cũng không sai.


Lý Cường nói:
-         Nói phải có bằng chứng, lão đem con Vàng ra đây để mọi người xem.
Lão Hạc nói:
-         Bẩm ông, con có chôn cậu Vàng ở đằng sau nhà. Quả giờ mang cậu nên thật là nhẫn tâm.
Lý Cường nói:
-         Nhẫn tâm cũng phải đem ra.

Chính lúc này, mọi người mới chú ý đến mảnh vườn sau nhà lão Hac, và cũng vì thế mà lại nghe thấy những tiếng động rất lạ. Tưởng chừng như ai đó đang đào xới đất đằng sau lên. Lý Cường liền quát:
-         Có kẻ đang ở đằng sau giở trò. Chúng bay, mau chạy ra đằng sau tóm cổ kẻ đó lại cho ta…
(còn tiếp)

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Lão Hạc Liệt Truyện (Phần mở đầu)


Lâu lắm rồi mới có đủ thời gian để bịa đặt mua vui cho một vài người thì cũng mong Phần còn lại quả là muốn có hi vọng tìm lại con mèo mới mất đêm qua tại ở Hà Đông Hà Nội. Ảnh mô tả là con mèo của tôi, thật ngớ ngẩn nhưng quả là rất quý nó, biết đâu có thím nào nhìn thấy nó thì hay quá. Cái lúc nó 3 tháng tuổi, nó bị giảm bạch cầu, chủ tớ phải dắt díu nhau đi lên tận Lạc Long Quân cách nhà 15km để chữa bệnh cho nó. bất kể đêm ngày. Liền tù tì mấy tuần liền. Thật chẳng khác gì Tiêu Phong vượt đường xa lên núi trường Bạch tìm nhân sâm cứu A Tử.
Câu văn chưa chỉnh sửa hoàn hảo nên cũng mong được lượng thứ!
Lão Hạc liệt truyện

Phần mở đầu: Họa vô đơn chí


Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hoá tà ma...
Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
Tình tang... Não nuột khóc tàn sương
Áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể
Ta đi giữa đường dương thế
Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây...
Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
Xác truỵ lạc rũ bên thềm lá phủ
Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ
Thanh xuân hờ thanh xuân
Bước gần ta chút nữa thêm gần
Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tuỷ
Ấy là bài thơ được một thi nhân viết vào những năm cuối đời nhà Nguyễn miêu tả đám đưa tang trong dân chúng. Khi ấy trời nam nghiêng ngửa nạn binh lửa, triều đình đớn hèn đầu hàng giống sài lang mắt xanh mũi lõ, những cảnh đưa tang ấy đầy dẫy khắp nơi. Tại một tiểu (không phải tửu) quán ven gốc đa ở một làng nọ, có hai người đang ngồi đàm đạo. Một người nhìn ra dáng lão nông ngũ tuần, còn người kia thì trông như một kẻ thư sinh thi trượt tú tài độ ngoài tam tuần. Cả hai đều bận quần áo vá chằng vá đụp kiểu quê mùa và dĩ nhiên trên lưng không đeo túi vải nào. Lão nông ấy nói:
- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!
Người thư sinh kia nghe xong câu nói ấy mặt không đổi sắc mặt, tưởng chừng anh ta đã nghe quá nhiều lần câu nói ấy. Cũng kể là phải, sống trong cái thời giặc cướp như ong, gian hung như cắt lúc bấy giờ thì cảnh nhà tan cửa nát diễn ra thành chuyện cơm bữa. Đã nhiều người phải bán chó thậm chí bán cả con để cầu sinh thì hành động của lão nông ấy cũng chẳng đáng để bàn.
Lão nông ấy tiếp lời:
- Thằng con tôi bị chúng bắt phu đã đến bây giờ đã ba năm rồi mà chẳng thấy trở về. Năm ngoái nó còn biên cho tôi lá thư bảo đừng lo, cuối năm nó sẽ về mà đến giờ đã quá một năm rồi vẫn chưa thấy nó đâu…
Lão nói đến đó, tay cầm một vật hình tròn rỗng rồi khẽ đưa lên miệng, tiếng ọc ọc vang lên sau đó là tiếng rít lanh lảnh. Lão bỏ vật đó xuống ngửa mặt lên trời một làn khói thoát ra từ miệng, mắt lão lim dim, lúc mở ra thì trắng dã không tròng, một hồi sau mới lại trở về trạng thái bình thường. Lão nông ấy cũng thuộc vào hàng cao niên trong làng trong cái cảnh giặc giã chiến tranh liên miên như thời ấy, tuổi như lão cũng kể vào hàng cao niên, người cùng thời với lão trong làng phần thì bỏ đi tìm kế sinh nhai, phần thì chết cả, làng toàn dân tứ xứ chạy giặc nơi khác mà đến, chẳng ai biết lão tên gì, thấy thân hình lão nhìn gầy như con hạc được tạc ở căn miếu hoang đầu làng nên người ta gọi lão là lão Hạc. Lão Hạc nói tiếp:
- Cậu Vàng vốn dĩ là của thằng con tôi, tôi chỉ nuôi thay nó, đợi ngày nó về thôi đấy.
Người thư sinh kia vẫn không nói gì, im lặng từ bấy đến giờ mặt mới động chút thanh sắc xem ra vừa vỡ lẽ ra điều gì đó. Rồi anh ta cất tiếng nói:
- Vậy cụ nên giữ lại, bán đi làm gì. Bán có được bao nhiêu đâu.
Quả là vậy, chẳng được bao nhiêu nhưng lão Hạc vốn biết cậu Vàng khó bảo toàn tính mạng được trong khi cả làng nhà nào cũng đói. Mỗi độ cậu Vàng chạy ra ngoài đường chơi, nhìn đám dân chúng mắt hau háu trông vào cậu thì ắt sớm muộn cậu cũng bị người ta đem mổ xẻ làm món ăn. Mà khổ nỗi, cậu Vàng dạo này ăn nhiều nên trông cứ béo tốt mập mạp lại càng khiến cho đám dân làng sắp chết đói thêm phần thèm thuồng. Nếu không sớm đem cậu Vàng đi trốn thì e rằng mạng cậu khó toàn.
Lão Hạc cùng vị thư sinh kia nói thêm một hồi nữa rồi cùng nhau về nhà.
….
Đêm hôm ấy, trời mưa như trút nước, tiếng sét nổ đì đùm trên đầu, cậu Vàng cứ mỗi lần nghe tiếng sấm là lại sủa vang nhà. Tiếng cậu sủa vang rất xa, nhưng chẳng có một tiếng đồng loại nào đáp lại. À thì ra, trong làng chỉ còn độc mỗi cậu Vàng, nhà nào có chó phần thì phải mổ lấy thịt ăn chống đói qua ngày, phần thì bị người ta bắt trộm, phần thì phải bán đi để nộp sưu thuế cho nhà nước. Lão Hạc mắng yêu cậu Vàng:
- Tiên sư bố nhà cậu, cậu mà không im đi là có người đến bắt cậu đấy.
Vừa dứt lời thì bỗng nghe đánh bụp một cái, bên ngoài có mấy kẻ mặc quần áo rách rưới, đầu trùm bao tải rách xông vào nhà, kẻ cầm gậy, kẻ cầm dao, kẻ cầm thòng lọng ập vào trói nghiến lấy lão Hạc, rồi tròng thòng lọng vào cổ cậu Vàng. Lão Hạc cố gắng chống cự nhưng không được bèn van xin:
- Cắn rơm cắn cỏ lạy các ông xin đừng bắt cậu Vàng đi. Tôi con nó như con cháu trong nhà, các ông lỡ lòng nào lại đem nó đi để thân già này cô cộc.
Đám bịt mặt nghe thấy câu đó bỗng bật cười:
- Lão có biết giờ cả làng sắp đói cả lũ rồi không? Sắp xuống âm ti gặp diêm vương rồi thì đến thịt người cũng phải chén chứ đừng nói là thịt chó. Thôi lão cứ nằm đó, lát chúng ta mổ con chó này ra rồi chia cho lão phần ngon nhất để lão tẩm bổ cho cái xác ve của lão.
Lão lại van xin một hồi nữa thì bị một tên trong đám đó lấy chân đá đánh bốp vào mạng sườn quát:
- Câm mồm! Thằng rùa đen kia, già rồi không biết điều. Còn nói nữa ta sẽ không cho con chó này chết được nhẹ nhàng đâu.
Nói đoạn, hắn nhứ nhứ con dao vào người cậu Vàng rồi rạch luôn một đường trên lưng. Cậu Vàng tru lên một tiếng thảm thiết, máu chảy ra lênh láng. Nhìn cảnh ấy, bỗng không biết từ đâu một luồng nội lực tuôn chảy trong người lão Hạc, lão hú lên một tiếng vươn mình làm đứt hết dây thừng. Thật ra mớ dây làm bằng thân chuối khô kiếm vội vàng của đám cẩu tặc thì làm sao có thể trói được ai. Nhưng trong lúc vội vã đám cẩu tặc chẳng kiếm được cái đoạn dây trói nào nên dùng tạm và cũng nghĩ rằng cái lão già như que củi ấy thổi còn bay thì lấy đâu ra sức lực.
Đang bất ngờ vì biến cố ấy, một kẻ bị lão hạc cầm ngay khí cụ tròn rỗng để ở góc nhà phang vào đầu. kẻ đó lăn ra bất tỉnh. Đồng bọn của kẻ đó liền hò nhau xông vào nhưng một tên vẫn đừng ngoài tay cầm thòng lọng xích cổ cậu vàng tay cầm dao đứng chờ sẵn.
Lão Hạc tuy tuổi tác đã cao nhưng tinh thần đang bị kích động đến cực độ, lão lao vào đánh liều mạng làm bọn cẩu tặc phải né đông tránh tây, chân tay luống cuống. Vượt qua được đám đó, lão xông vào kẻ đang giữ cậu Vàng, giơ khí cụ nên phang vào đầu kẻ đó. Lão vận 10 thành công lực, huy động hết sức tàn bổ xuống. Nào ngờ đâu kẻ đó tranh được, khí cụ đập sượt qua đầu rồi bả vai và phang thẳng vào đầu cậu Vàng. Phát đập ấy vốn dĩ đã dốc toàn lực lại trong cảnh cậu Vàng bị mất máu quá nhiều trước đó nên cậu chỉ kịp kêu nên một tiếng rồi vỡ đầu mà chết. Lão bàng hoàng đứng chết lặng. Mấy gã cẩu cũng lặng người đi một hồi nhưng ngay lập tức lao vào định cướp xác cậu Vàng. Vừa lao vào định cúi xuống thì bỗng thấy phía trên một làn gió mát lạnh ập xuống, kèm tiếng rít ghê rợn. Thì ra trong giây phút ấy, lão Hạc thần tốc phang khí cụ đó xuống. Kẻ đó bị đập trúng vào lưng nghe cái rắc, gãy mấy chiếc xương sườn. Trong ánh đèn dầu leo lét, đổ lăn lóc ở góc nhà, cả bọn nhìn thấy mắt lão Hạc lộ hung quang, quá hoảng sợ cả lũ liền thoái lui sốc gãy xương và bất tính chuồn đi mất.
Ngoài trời mưa như trút, tiếng sấm vẫn đì đùng. Thương thay cho lão Hạc, một đời cơ khổ có cậu Vàng coi như báu vật thì lại tự tay mình giết chết. Lão hú lên một tiếng thê thảm rồi ôm xác cậu Vàng lao ra ngoài trời….


Lão Hạc liệt truyện (Phần 1)

LÃO HẠC LIỆT TRUYỆN - PHẦN 1
Đôi lời thưa trước:
- Phải rất dũng cảm mới dám tách mình ra khỏi sự quay cuồng của cuộc sống, bùng cháy lại đam mê xuyên tạc bịa đặt các tác phẩm văn học mà kẻ hèn này vẫn hàng ngày đắm đuối say mê như đã từng.

- Tạm lấy tên là Lão Hạc liệt truyện. Mọi sự trùng hợp dưới đây đều chỉ cốt mang tính chất vui vẻ, không có xu hướng đá kích bài bác hay thâm nho nhọ đít gì hết. Xin tao nhân mặc khách có đọc được cũng nâng cao quan điểm mà tội cho kẻ hèn này lắm lắm.

- Được trợ hứng từ các bài viết xuyên tạc sẵn có trên mạng đại ý Lão Hạc phải bán chó nhưng đến phút cuối không bán nữa, cậu Vàng bị kẻ gian đến giết chết. Lão hạc ôm xác cậu Vàng đem chôn dưới trời mưa giống gió giật sấm chớp đùng đùng.

Xin phép được bịa đặt tiếp.


Nhắc lại, Lão Hạc cởi trần đào hố chôn Cậu Vàng lúc bấy giờ trời đổ mưa như trút nước. Lão cầm chiếc cuốc xúc từng tảng đất hất sang một bên. Đào xong một cái hố, lão lại đào thêm cái nữa.  Lão chỉ có mỗi Cậu Vàng là bạn, nay cậu Vàng chết rồi, đời lão coi như vô nghĩa, định bụng sẽ cùng cậu Vàng sống chết có nhau. Đang cuốc đến những nhát cuối cùng thì bỗng nghe kịch một cái, nhát cuốc va phải vật gì đó rất cứng. Lão mò tay xuống sờ thì thấy vật đó dường như làm bằng kim loại. Lão lấy tay bới hết đất trên bề mặt. Tiếng sấm nổ đoàng trên đầu kèm theo tia chớp xé toang bầu trời đêm, trong khoảng khắc ấy, lão nhìn thấy hóa ra cái tấm kim loại đó chính là một cánh cửa ngầm bằng sắt đen. Lão lần mò, xung quanh thì thấy chiếc vòng kim loại, cố công công một hồi tiếng két két vang lên, chiếc cửa sắt từ từ xê dịch hở ra một lối đi ngầm rất tối. Thấy có sự kì quái, lão rất tò mò. Bình thời thì lão vốn rất nhút nhát nhưng hiện tại lão đã quyết ý chết cùng cậu Vàng nên chẳng còn biết sợ liền chạy vào nhà lấy đồ đánh lửa bọc kĩ vào trong vải dầu rồi chạy ra chiếc hố đã đào. Trời vẫn mưa tầm tã, chiếc hố bên kia đã đầy ặc nhữn nước nhưng chiếc hố bên này thì nước đã chảy hết xuông cánh cửa ngầm. Lão đoán ắt hẳn phía dưới phải rất rộng hoặc có chỗ thoát nước nên mới xảy ra cơ sự như thế.

Lão bò xuống đường địa đạo. Lấy tay đóng cảnh cửa để nước khỏi tràn vào rồi lấy đồ đánh lửa châm vào đuốc. Địa đạo chỉ rộng đủ cho một người bò hoặc ngồi xổm mà đi. Lão tiến sâu vào trong áng chừng hơn một trăm trượng thì mặt đất dần khô ráo. Nước mưa ắt hẳn không thể chảy thêm vào được đến đây. Càng tiến sâu vào địa đạo không khí càng trở lên lạnh lẽo. Đi thêm được tầm hai trăm trượng nữa thì bỗng địa đạo dẫn vào một căn phòng rộng đủ kê một chiếc giường. Nhìn quang cảnh trang trí thì đây chính là trạm nghỉ chân. Phía trên tường đất thấy treo một tấm vải đỏ ở giữa thêu thêu độc nhất một hình ngũ giác nhọn màu vàng. Phía bên cạnh tấm vải đó ấy có đặt hai thanh vũ khí bắt tréo vào nhau. Mốt chiếc trông giống chiếc côn sắt dài hai tấc có thêm cục sắt vuông một đầu, chiếc còn lại thì cong cong hình trăng khuyết với chuôi cầm làm bằng gỗ. Hai món binh khí ấy khi có ánh sáng chiếu vào thì toát lên màu sắc rất kì dị, hiển nhiên là hai món thần binh. Xem xét một hồi thấy không có gì khác lạ lại chẳng thấy đường để đi tiếp, lão tiện tay nhấc hai món thần khí ấy nên xem xét, lão lóng ngóng tay chân làm rơi mất thần khí hình trăng khuyết xuống đất, khi nhặt lên định để vào chỗ cũ thì chẳng nhớ nên để như thế nào. Lão tiện tay để bừa món thần khí đó thì bỗng một hơi lạnh tỏa phả vào lưng kèm theo là tiếng kẹt kẹt, một thông đạo nữa xuất hiện sau lưng. Thì ra, hai món thần khí ấy chính là cơ quan để mở ra một lối đi bí mật trong đường hầm. Nếu kẻ nào tham lam lấy luôn cả hai món thần khí ấy đi mà không để vào chỗ cũ hay giả thử không vô tình quay ngược món thần khí trăng khuyết ấy xuống sẽ chẳng thể phát hiện ra được thông đạo bí mật này.
Bức tượng đầu chó mình người


Thông đạo lần này không còn nhỏ như trước mà có thể đứng thẳng đi vào trong. Đường đi lúc này rất trơn, phía dưới lát đá xanh, cuối thông đạo là một gian thạch thất, bên trong gian thạch thất đó không có gì khác ngoài một hàng chữ kì lạ rất to trên vách tường. Lão vốn không được học hành gì nên chẳng biết được ý nghĩa. Hàng chữ đó sơn màu vàng nên khi ánh sáng chiếu vào rất lung linh huyền ảo. Bất giác, lão thò tay sờ gõ cộp cộp mấy lần vào chữ đó để thử xem nó làm bằng gì, vừa gõ dứt tiếng thứ ba thì trên vách thạch thất hiện ra một người. Lão giật mình lùi lại làm rơi mất ngọn đuốc, lão lập cập nhặt đuốc lên, định lắng tai nghe lời trách phạt vì đường đột thì không thấy người đó nói gì, cứ đứng in trong vách tường. Lão liền nói:

-         Xin tiền bối thứ tội vì đã đường đột. Tôi xin lập tức trở ra ngay.
Nói xong đợi người đó trả lời thì lại không thấy người đó tiếp lời. Đợi một hồi lâu, lão đạnh bạo tiến lại gần. Thì ra đó là một bức tượng làm bằng đá cẩm thạch. Kì lạ hơn bức tượng đó thân người đầu chó. Phía dưới bức tượng khắc hàng kí tự cũng thật kì cục: Chữ đầu tiên thì giống như tai cậu vàng vểnh lên, chữ thứ hai trông giống như cái lỗ lão khoét ra trên cánh liếp cửa nhà lão cho cậu Vàng chui ra chui vào, chữ thứ ba trông như cậu vàng đang ngồi hóng lão đi làm mướn về, còn chữ cuối cùng thì thì nhìn giống hệt cậu vàng đang ngồi trên nóc căn nhà tranh của lão.


 
Hàng chữ kì lạ dưới chân bức tượng


Lão trông kĩ bức tượng đầu chó đó thì thấy khuôn mặt của bức tượng rất giống với khuôn mặt của cậu Vàng. Tưởng chừng như người tạc tượng đã lấy hình ảnh cậu vàng làm bản mẫu để vẽ. Nhưng thật ra bức tượng này đã được tạc từ rất lâu rồi, nhìn nước đá thì thấy nó nằm ở đây cũng phải độ mấy thập kỉ. Đang trong cơn bi phẫn vì mất cậu Vàng, lại gặp ngay bức tượng hình cậu Vàng, lão Hạc cảm thấy như gặp lại cố nhân, như thần tiên sắp đặt liền vội quỳ sụp xuống lạy bức tượng mình người đầu chó nghe bịch bịch. Lão lạy không biết bao nhiêu cái, lạy cho đến khi cái thân già của lão, xương cốt mỏi nhừ, chán rách ra những máu thì bỗng thấy tiếng bịch bịch khi đầu lão chạm vào nền đất chuyển sang tiếng cộp cộp. Giường như phía dưới rỗng. Từ khi tiến vào địa đạo này, lão đã gặp nhiều sự lạ nên giờ đây không còn ngạc nhiên như trước. Lão liền tìm cách cậy viên đá lên và nhìn thấy phái dưới là một chiếc hốc nhỏ. Phía dưới có một cuộn giấy bọc trong một chiếc túi gấm đỏ cùng một kiểu trang trí như tấm vải đỏ ở gian phòng đầu tiên. Giở cuộn giấy ra xem thì thấy chi chít những hình ảnh minh họa, phía dưới ảnh minh họa là những hàng chữ kì lạ lão không thể hiểu được. Lúc này ở trong gian thạch thất đã lâu lão cảm thấy khó thở liền quay trở ra ngoài, lão quay trở lại con đường lát đá rồi quay trở lại căn buồng thứ nhất và tiếp tục tiến ra ngoài….

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Kinh doanh Phật (Hà Thủy Nguyên)

KỶ LUẬT TRỤ TRÌ CHÙA BA VÀNG VÀ CÂU CHUYỆN LỢI ÍCH NHÓM CỦA NHỮNG PHE CÁNH KINH DOANH PHẬT

Những ngày Tết đầu năm, dân tình xôn xao chuyện chùa Phúc Khánh (Hà Nội) với ngành dịch vụ dâng sao giải hạn, cùng những khuất tất của doanh nghiệp Xuân Trường ở chùa Bái Đính (Ninh Bình), thế rồi, chỉ trong phút chốc mọi sự quan tâm bị đá sang chùa Ba Vàng với dịch vụ giải nghiệp cho vong báo oán. Nhiều người hoan hỉ đắc chí khi thấy sư Thích Trúc  Thái Minh bị thượng tọa Thích Thanh Quyết quở trách và giáo hội Phật giáo Việt Nam “đấu tố”, như thể công lý được thực thi. Qúy vị thật nhanh quên, vậy còn dịch vụ của chùa Phúc Khánh, chùa Bái Đính và đủ loại lởm khởm khác đang được các địa điểm tâm linh quảng bá trên khắp miền đất nước Việt Nam với danh nghĩa cứu độ chúng sinh hay ban phúc cho muôn dân thì sao? Mất đi một sư Thích Trúc Thái Minh ở Ba Vàng thì địa bàn của dịch vụ cúng sao giải hạn của sư Thích Thanh Quyết lại được mở rộng. Có gì tốt hơn ở đây?

Viễn tưởng về sự cứu độ của Phật hiện nay thực sự đã trở thành một dịch vụ kinh doanh hiệu quả nhất trong tất cả các ngành nghề: trốn được thuế, dân chúng ai cũng hoan hỉ dâng tiền, lại không phải coi khách hàng là Thượng Đế, kẻ nào phàn nàn về chất lượng dịch vụ thì các sư chỉ cần mỉa mai vài câu đại loại như: “khẩu nghiệp”, “vô minh”… thế là xong. Đạo đức nghề nghiệp ư, không cần bàn tới, bởi vì sư nào cũng tự cho mình cái quyền “cứu độ chúng sinh”.  Và chính bởi vì miếng hời vô tận đó nên chuyện đấu đá giữa các phe cánh kinh doanh Phật là điều không thể tránh.

Trước khi vào WTO, kinh doanh Phật là đặc quyền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam – tổ chức do chính quyền Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập dựa trên các nhánh Phật giáo ủng hộ Việt Minh trong suốt quá trình hoạt động Cách mạng và trong Chiến tranh Việt Nam. Với vị thế ấy, Giáo hội này hoàn toàn có thể coi tất cả những nhóm Phật giáo khác là ngụy tạo, là phản động. Cho đến thời điểm Việt Nam vào WTO, một loạt các hội nhóm Phật giáo khác đã quay trở lại như các phái Mật Tông, Làng Mai… và tới bây giờ thì “trăm hoa đua nở”, kể cả những người không phải sư sãi gì cũng có thể kinh doanh Phật. Giáo hội phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ và cho dù không lo ngại mất đi vị trí chính trị của mình, thì cũng phải lo ngại về việc chia sẻ miếng bánh niềm tin mù quáng của con dân nước Việt.

Chùa Ba Vàng nằm dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và bản thân Thích Thái Trúc Minh là “nghiệp chướng” của chính giáo hội này mà ra. Dịch vụ “trục vong” ngay tại chùa không phải chỉ là đặc sản của chùa Ba Vàng, mà từ trước đó rất lâu, tông phái của sư cụ Thích Viên Thành đã quá cố (trụ trì chùa Hương, thầy của ông Thích Thanh Quyết) đã từng thực hiện. Không chỉ “trục vong”, mà phái này còn hầu đồng và làm đủ thứ nghi lễ bí truyền. Tôi đã từng được chứng kiến một nghi lễ như vậy từ năm 2011, bởi một đệ tử chân truyền của cụ Thích Viên Thành, mà có lẽ là “sư huynh” của ông Thích Thanh Quyết.  Đương nhiên việc này đến nay chẳng còn bằng cớ, nói chỉ để là nói mà thôi, người nào từng thấy sẽ tự hiểu, chẳng cần phải chứng minh. Tuy nhiên, ông Thích Thanh Quyết đã thoát một cú ngoạn mục khi lấy ông Thích Trúc Thái Minh làm vật thế thân. Nếu không có vụ chùa Ba Vàng, có lẽ bây giờ người đang bị báo chí đấu tố sẽ là ông.

Những dịch vụ này, thật thú vị thay, lại mâu thuẫn với quyền lợi của đạo Mẫu (mà tôi vẫn gọi đùa là Mẫu giáo). Mẫu giáo từ sau thời mở cửa, được bung lụa kiếm tiền bằng đủ trò gọi hồn, cúng vong, trục vong, giải hạn… Thu được nhiều tiền từ dịch vụ, các vị tư tế của Mẫu giáo bắt đầu đầu tư tu sửa đền, cúng dường chùa, rồi nghiễm nhiên chiếm luôn một ban thờ trong đó. Mẫu giáo lần đầu gặp phải sự tấn công dữ dội chính là từ chùa Ba Vàng, đến mức bầy con chiên đệ tử của Mẫu giáo kéo nhau lên chùa Ba Vàng chửi bới. Động vào miếng ăn của nhau thật không đơn giản.

Như thế, chùa Ba Vàng trong thời gian ngắn ngủi đã trở thành cái gai trong mắt của hai thế lực to lớn và hung hãn nhất giới kinh doanh tâm linh hiện nay: Giáo hội Phật giáo Việt  Nam và Mẫu giáo, và đương nhiên, kết quả như hiện nay! Báo chí chẳng biết vô tình hay có sự chỉ đạo mà đã hướng toàn bộ sự chú ý dư luận vào một con tép riu trong trị trường kinh doanh tâm linh Việt Nam để “cứu khổ cứu nạn” cho các “ông lớn” trong ngành này.

Haizzzz… tối nay tôi đã khẩu nghiệp nhiều rồi. Chuyện kinh doanh Phật sẽ còn dài dài nhiều chiêu trò nữa, có thể trong tương lai tôi sẽ còn nhắc đến tiếp. Phật giáo có điểm hay điểm dở, nhưng trở thành dịch vụ kiếm tiền thì tai hại lắm thay!

*Lưu ý: Trong post này, tôi sẽ không bàn đến chuyện có vong hay không có vong, trục vong là tốt hay là xấu nhé! Tôi chỉ bàn về dịch vụ thôi.