Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Lão Hạc Liệt Truyện (Phần mở đầu)


Lâu lắm rồi mới có đủ thời gian để bịa đặt mua vui cho một vài người thì cũng mong Phần còn lại quả là muốn có hi vọng tìm lại con mèo mới mất đêm qua tại ở Hà Đông Hà Nội. Ảnh mô tả là con mèo của tôi, thật ngớ ngẩn nhưng quả là rất quý nó, biết đâu có thím nào nhìn thấy nó thì hay quá. Cái lúc nó 3 tháng tuổi, nó bị giảm bạch cầu, chủ tớ phải dắt díu nhau đi lên tận Lạc Long Quân cách nhà 15km để chữa bệnh cho nó. bất kể đêm ngày. Liền tù tì mấy tuần liền. Thật chẳng khác gì Tiêu Phong vượt đường xa lên núi trường Bạch tìm nhân sâm cứu A Tử.
Câu văn chưa chỉnh sửa hoàn hảo nên cũng mong được lượng thứ!
Lão Hạc liệt truyện

Phần mở đầu: Họa vô đơn chí


Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hoá tà ma...
Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
Tình tang... Não nuột khóc tàn sương
Áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể
Ta đi giữa đường dương thế
Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây...
Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
Xác truỵ lạc rũ bên thềm lá phủ
Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ
Thanh xuân hờ thanh xuân
Bước gần ta chút nữa thêm gần
Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tuỷ
Ấy là bài thơ được một thi nhân viết vào những năm cuối đời nhà Nguyễn miêu tả đám đưa tang trong dân chúng. Khi ấy trời nam nghiêng ngửa nạn binh lửa, triều đình đớn hèn đầu hàng giống sài lang mắt xanh mũi lõ, những cảnh đưa tang ấy đầy dẫy khắp nơi. Tại một tiểu (không phải tửu) quán ven gốc đa ở một làng nọ, có hai người đang ngồi đàm đạo. Một người nhìn ra dáng lão nông ngũ tuần, còn người kia thì trông như một kẻ thư sinh thi trượt tú tài độ ngoài tam tuần. Cả hai đều bận quần áo vá chằng vá đụp kiểu quê mùa và dĩ nhiên trên lưng không đeo túi vải nào. Lão nông ấy nói:
- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!
Người thư sinh kia nghe xong câu nói ấy mặt không đổi sắc mặt, tưởng chừng anh ta đã nghe quá nhiều lần câu nói ấy. Cũng kể là phải, sống trong cái thời giặc cướp như ong, gian hung như cắt lúc bấy giờ thì cảnh nhà tan cửa nát diễn ra thành chuyện cơm bữa. Đã nhiều người phải bán chó thậm chí bán cả con để cầu sinh thì hành động của lão nông ấy cũng chẳng đáng để bàn.
Lão nông ấy tiếp lời:
- Thằng con tôi bị chúng bắt phu đã đến bây giờ đã ba năm rồi mà chẳng thấy trở về. Năm ngoái nó còn biên cho tôi lá thư bảo đừng lo, cuối năm nó sẽ về mà đến giờ đã quá một năm rồi vẫn chưa thấy nó đâu…
Lão nói đến đó, tay cầm một vật hình tròn rỗng rồi khẽ đưa lên miệng, tiếng ọc ọc vang lên sau đó là tiếng rít lanh lảnh. Lão bỏ vật đó xuống ngửa mặt lên trời một làn khói thoát ra từ miệng, mắt lão lim dim, lúc mở ra thì trắng dã không tròng, một hồi sau mới lại trở về trạng thái bình thường. Lão nông ấy cũng thuộc vào hàng cao niên trong làng trong cái cảnh giặc giã chiến tranh liên miên như thời ấy, tuổi như lão cũng kể vào hàng cao niên, người cùng thời với lão trong làng phần thì bỏ đi tìm kế sinh nhai, phần thì chết cả, làng toàn dân tứ xứ chạy giặc nơi khác mà đến, chẳng ai biết lão tên gì, thấy thân hình lão nhìn gầy như con hạc được tạc ở căn miếu hoang đầu làng nên người ta gọi lão là lão Hạc. Lão Hạc nói tiếp:
- Cậu Vàng vốn dĩ là của thằng con tôi, tôi chỉ nuôi thay nó, đợi ngày nó về thôi đấy.
Người thư sinh kia vẫn không nói gì, im lặng từ bấy đến giờ mặt mới động chút thanh sắc xem ra vừa vỡ lẽ ra điều gì đó. Rồi anh ta cất tiếng nói:
- Vậy cụ nên giữ lại, bán đi làm gì. Bán có được bao nhiêu đâu.
Quả là vậy, chẳng được bao nhiêu nhưng lão Hạc vốn biết cậu Vàng khó bảo toàn tính mạng được trong khi cả làng nhà nào cũng đói. Mỗi độ cậu Vàng chạy ra ngoài đường chơi, nhìn đám dân chúng mắt hau háu trông vào cậu thì ắt sớm muộn cậu cũng bị người ta đem mổ xẻ làm món ăn. Mà khổ nỗi, cậu Vàng dạo này ăn nhiều nên trông cứ béo tốt mập mạp lại càng khiến cho đám dân làng sắp chết đói thêm phần thèm thuồng. Nếu không sớm đem cậu Vàng đi trốn thì e rằng mạng cậu khó toàn.
Lão Hạc cùng vị thư sinh kia nói thêm một hồi nữa rồi cùng nhau về nhà.
….
Đêm hôm ấy, trời mưa như trút nước, tiếng sét nổ đì đùm trên đầu, cậu Vàng cứ mỗi lần nghe tiếng sấm là lại sủa vang nhà. Tiếng cậu sủa vang rất xa, nhưng chẳng có một tiếng đồng loại nào đáp lại. À thì ra, trong làng chỉ còn độc mỗi cậu Vàng, nhà nào có chó phần thì phải mổ lấy thịt ăn chống đói qua ngày, phần thì bị người ta bắt trộm, phần thì phải bán đi để nộp sưu thuế cho nhà nước. Lão Hạc mắng yêu cậu Vàng:
- Tiên sư bố nhà cậu, cậu mà không im đi là có người đến bắt cậu đấy.
Vừa dứt lời thì bỗng nghe đánh bụp một cái, bên ngoài có mấy kẻ mặc quần áo rách rưới, đầu trùm bao tải rách xông vào nhà, kẻ cầm gậy, kẻ cầm dao, kẻ cầm thòng lọng ập vào trói nghiến lấy lão Hạc, rồi tròng thòng lọng vào cổ cậu Vàng. Lão Hạc cố gắng chống cự nhưng không được bèn van xin:
- Cắn rơm cắn cỏ lạy các ông xin đừng bắt cậu Vàng đi. Tôi con nó như con cháu trong nhà, các ông lỡ lòng nào lại đem nó đi để thân già này cô cộc.
Đám bịt mặt nghe thấy câu đó bỗng bật cười:
- Lão có biết giờ cả làng sắp đói cả lũ rồi không? Sắp xuống âm ti gặp diêm vương rồi thì đến thịt người cũng phải chén chứ đừng nói là thịt chó. Thôi lão cứ nằm đó, lát chúng ta mổ con chó này ra rồi chia cho lão phần ngon nhất để lão tẩm bổ cho cái xác ve của lão.
Lão lại van xin một hồi nữa thì bị một tên trong đám đó lấy chân đá đánh bốp vào mạng sườn quát:
- Câm mồm! Thằng rùa đen kia, già rồi không biết điều. Còn nói nữa ta sẽ không cho con chó này chết được nhẹ nhàng đâu.
Nói đoạn, hắn nhứ nhứ con dao vào người cậu Vàng rồi rạch luôn một đường trên lưng. Cậu Vàng tru lên một tiếng thảm thiết, máu chảy ra lênh láng. Nhìn cảnh ấy, bỗng không biết từ đâu một luồng nội lực tuôn chảy trong người lão Hạc, lão hú lên một tiếng vươn mình làm đứt hết dây thừng. Thật ra mớ dây làm bằng thân chuối khô kiếm vội vàng của đám cẩu tặc thì làm sao có thể trói được ai. Nhưng trong lúc vội vã đám cẩu tặc chẳng kiếm được cái đoạn dây trói nào nên dùng tạm và cũng nghĩ rằng cái lão già như que củi ấy thổi còn bay thì lấy đâu ra sức lực.
Đang bất ngờ vì biến cố ấy, một kẻ bị lão hạc cầm ngay khí cụ tròn rỗng để ở góc nhà phang vào đầu. kẻ đó lăn ra bất tỉnh. Đồng bọn của kẻ đó liền hò nhau xông vào nhưng một tên vẫn đừng ngoài tay cầm thòng lọng xích cổ cậu vàng tay cầm dao đứng chờ sẵn.
Lão Hạc tuy tuổi tác đã cao nhưng tinh thần đang bị kích động đến cực độ, lão lao vào đánh liều mạng làm bọn cẩu tặc phải né đông tránh tây, chân tay luống cuống. Vượt qua được đám đó, lão xông vào kẻ đang giữ cậu Vàng, giơ khí cụ nên phang vào đầu kẻ đó. Lão vận 10 thành công lực, huy động hết sức tàn bổ xuống. Nào ngờ đâu kẻ đó tranh được, khí cụ đập sượt qua đầu rồi bả vai và phang thẳng vào đầu cậu Vàng. Phát đập ấy vốn dĩ đã dốc toàn lực lại trong cảnh cậu Vàng bị mất máu quá nhiều trước đó nên cậu chỉ kịp kêu nên một tiếng rồi vỡ đầu mà chết. Lão bàng hoàng đứng chết lặng. Mấy gã cẩu cũng lặng người đi một hồi nhưng ngay lập tức lao vào định cướp xác cậu Vàng. Vừa lao vào định cúi xuống thì bỗng thấy phía trên một làn gió mát lạnh ập xuống, kèm tiếng rít ghê rợn. Thì ra trong giây phút ấy, lão Hạc thần tốc phang khí cụ đó xuống. Kẻ đó bị đập trúng vào lưng nghe cái rắc, gãy mấy chiếc xương sườn. Trong ánh đèn dầu leo lét, đổ lăn lóc ở góc nhà, cả bọn nhìn thấy mắt lão Hạc lộ hung quang, quá hoảng sợ cả lũ liền thoái lui sốc gãy xương và bất tính chuồn đi mất.
Ngoài trời mưa như trút, tiếng sấm vẫn đì đùng. Thương thay cho lão Hạc, một đời cơ khổ có cậu Vàng coi như báu vật thì lại tự tay mình giết chết. Lão hú lên một tiếng thê thảm rồi ôm xác cậu Vàng lao ra ngoài trời….


2 nhận xét:

  1. Thật mừng vì tiên sinh lại hạ phàm! Câu chuyện rất hấp dẫn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật lấy làm vinh dự lắm lắm khi vẫn được tiên sinh đoái hoài

      Xóa