Tư cách thằng Chúa Chổm hay chuyện anh Giáo đã bị tha hóa
như thế nào?
Chào anh
Giáo, tôi có nắm trà xanh mới xin được từ nhà cụ Tư định nhờ anh nồi nước sôi
đây – Xiển vừa vào đến sân đã giọng oang oang như cái vốn dĩ của thằng Mõ làng
cần lớn giọng. Cả làng không ai ưa Xiển vì Xiển là một thằng Mõ. Lắm người
khinh Xiển ra mặt ấy vậy mà Xiển cũng chẳng giận vẫn cứ hềnh hệch cười mỗi khi
người ta tỏ thái độ. Anh Giáo là người
duy nhất trong làng không tỏ thái độ với Xiển nên thi thoảng Xiển có qua nhà
chơi và hình như thái độ cũng giữ lễ hơn cả.
Nấu nồi nước sôi, cho vào cái ấm trà mẻ vòi. Trà chưa kịp ngấm
Xiển đã vội rót một bát uống. Mà cái cách uống của Xiển rõ là tham lam, trà
nóng thế mà Xiển cứ ừng ực từng ngụm to rồi khà khà khen trà ngon.
- Trà này tôi xin được của cụ Tư đấy, gớm nữa có vài lá mà cụ
phải đừng rình đằng sau mặt hằm hằm làm tôi đến phát sợ.
Xiển nói rồi cười nhăn nhở, tay vơ lấy cái điếu bát lại rít
lấy một hơi dài ngửa mặt lên trời tỏ ra khoan khoái lắm.
- Anh Giáo ạ, lão Hạc chết cũng được ba năm rồi nhỉ, mảnh vườn
và căn nhà của lão nhường cho anh sao anh không sử dụng.
- Ấy chết! sao tôi dám, đó là của con trai lão, tôi chỉ là
người giữ hộ. Lão quyết chết để giữ vườn cho con Lão. Ngộ nhỡ con Lão về, tôi
biết ăn nói sao – Anh Giáo xua xua tay nói với Xiển
- Thì thằng con lão biệt xứ cũng đã gần chục năm nay rồi. Đi
cao su có mấy thằng về được làng đâu mà anh Giáo lo.
Cao su đi dễ khó về, anh Giáo biết việc đó chứ. Nhưng mỗi
khi túng quẫn anh giáo định làm gì đó với 3 sào vườn nhà lão Hạc thì lại nhớ đến
cái chết vật vã của lão là anh lại cảm thấy hổ thẹn. Vợ anh cũng nhiều lần bảo
anh mình cứ sử dụng, thằng con lão về thì mình trả cho nó rồi đưa cho nó ít tiền
để người ta đổ đất bãi vào lại. Giờ bỏ hoang thế cũng phí của giời. Anh nhất định
không nghe cũng chỉ vì cái chết của lão. Thị nói nhiều thấy anh nhất quyết tuy ấm
ức nên rồi cũng thôi. Nhưng mỗi lần túng quẫn
thị lại nói kháy mấy câu cho bõ tức. Giờ thì đến lượt Xiển nói.
Thấy anh Giáo trầm ngâm không nói gì Xiển nói tiếp:
- Hồi anh làm ma cho lão Hạc cũng hết bộn tiền đấy nhỉ.
- À đấy là tiền lão đưa cho tôi chứ tôi nào có – anh Giáo nói.
Xiển cười:
- Ồ, anh lại khéo nói rồi, đám ma lão Hạc tốn đến bốn chục đồng,
lão chỉ đưa anh có ba chục đồng. Anh làm to, bày vẽ quá chị nhà nói cho cả làng
biết coi như lão nợ anh chục đồng, lão chết không trả được thì con lão trả
thay. Con lão chưa về thì anh Giáo cứ bòn vườn của lão bù vào.
Nào anh Giáo có phải không biết, anh nghèo thật, vợ con
trông chờ vào việc anh làm của anh cả. Nhà 5 miệng ăn nheo nhóc. Ở cái xứ này,
đến miếng ăn còn chẳng đủ lấy đâu ra việc lo cho con chữ. Anh phải làm đủ nghề khác
để kiếm sống nhưng sức anh yếu chẳng thể làm khỏe được như đám lực điền, việc nặng
nhọc nhìn anh người ta chẳng mướn. Nếu sử dụng mảnh vườn ấy, có lẽ gia đình anh
cũng đỡ đi được đôi phần. Nhưng tư cách anh không cho phép. Đói thì đói thật,
có thêm một chút nữa từ mảnh vườn cũng không khiến nhà anh bớt đói. Anh nhất định
để nguyên mảnh vườn đấy đợi con lão về rồi hãnh diện trả lại. Đấy là chút kiêu
ngạo còn xót lại của tuổi đôi mươi đầy hoài bão.
Xiển thấy anh Giáo trầm ngâm mãi thì nói:
- Nếu anh Giáo không chịu làm thôi thì cứ nhắm mắt làm ngơ để
tôi đến ở. Anh Giáo yên tâm, tôi mõ thật nhưng cũng có tư cách thằng mõ, tôi
không để anh thiệt đâu. Sau này nếu con lão về thì tôi trả lại. Ở đời có thằng
nào ngu đi chấp nhau với mõ đâu.
- Anh thứ lỗi cho tôi, làm thế tôi thấy áy náy lắm.
Mõ Xiển thấy anh Giáo nhất định từ chối thì xỗ giọng:
- Thôi thế cũng được, bữa trước thấy anh đúng cơn túng quẫn,
mõ tôi có cho anh vay mấy đồng bạc chữa cái bệnh cảm cho đứa lớn nhà anh. Tôi
giấu chẳng nói với ai, nay anh cho tôi xin lại.
Thói thường biết tí con chữ thường lên mặt với đời, anh Giáo
cũng thuộc hạng nghèo nhất nhì cái làng nhưng vẫn cứ tỏ vẻ ta đây không phải
vay nợ ai. Cả làng vẫn nể anh cái đó. Nay Xiển nói thế anh biết không trả thì
Xiển sẽ lu loa thì nhục với dân làng sẽ chẳng còn mặt mũi nào nữa. Anh nói:
- Bữa đó, anh nói khi nào có thì trả, nay anh đòi đột xuất
quá. Tôi quả chưa thu xếp được ngay. Xin khất anh đến ngày mai. Nhà sẵn mấy bơ
gạo thôi mong anh cầm tạm để mai tôi gửi.
Xiển cười hềnh hệch đợi anh Giáo vào nhà lấy gạo. Sợ Xiển
không tin, anh Giáo bê nguyên hũ gạo ra cho Xiển xúc. Xiển vét hết không còn lấy
một hột.
- Chỗ gạo này chỉ đủ phần nhỏ chỗ tôi cho anh Giáo vay. Đấy,
mai tôi qua xin nốt.
Chiều tối hôm đó, cả
nhà anh Giáo phải ăn củ chuối mót ở vườn thay cơm. Chị vợ đay nghiến:
- Đã nghèo còn thêm bệnh sĩ diện hão. Ngay mai thằng mõ nó đến
đòi thì biết lấy cái gì mà trả. Bữa trước ông cho thằng Binh Tư vay tiền, mai
đòi nó mà trả cho nó không kéo nó làm ầm lên làng trên xóm dưới người ta cười
cho.
Binh Tư làm nghề trộm chó, mấy bận trước bị người làng bên bắt,
đánh cho thừa sống thiếu chết. Anh Giáo thương tình cho mượn tiền mua thuốc
thang. Mãi từ dạo đó đến giờ chẳng thấy
Binh Tư nhắc đến việc giả nợ, anh thì ngại chẳng đòi. Nay thị vợ nhắc, anh Giáo đành phải tính chuyện
sang nhà Binh Tư đòi tiền.
**********
Sáng hôm sau anh Giáo sang nhà Binh Tư đòi tiền, thấy Binh
Tư đang cùng Cu Tõn uống rượu. Thấy anh Giáo Binh Tư hà hà cười mời vào uống
chung cho vui. Anh Giáo từ chối không uống nhưng cũng ngồi xuống bắt chuyện.
Vòng vo một hồi anh Giáo mới nói đến chuyện vay nợ. Binh Tư nói:
- Tiền tôi vay ông Giáo hả? Khi nào thế?
- Thì cái lúc anh ốm thập tử nhất sinh vì làng bên cho người
sang đòi chó mấy năm trước đấy thôi – anh Giáo phân trần.
- Này ông Giáo – Binh Tư sẵng giọng – ông là người có học thức, tử tế thì đừng có ăn
không nói có vậy. Thằng này bình sinh chỉ biết đi trộm để kiếm ăn chứ không có
chuyện đi vay nợ của ai hết.
Anh Giáo chưng hửng:
- Thì tôi biết anh không chủ động vay tôi, nhưng tôi thương
anh thập tử đưa tiền mua thuốc thang…
- Nếu có vậy đi chăng nữa thì đấy là do ông Giáo cho tiền chứ
Binh Tư có vay đâu mà sang đòi – Cu Tõn cắt ngang, cầm cái đầu con cá rô huơ
huơ lên trước mặt anh Giáo – Ông Giáo có ngồi đây uống rượu với chúng tôi thì
ngồi còn không thì biến.
Anh Giáo biết không đòi được nên đành đi về, ra đến bờ rào
thì nghe tiếng cười khả ố của Binh Tư:
- Để lâu cứt trâu hóa bùn, ngần ấy năm rồi mà thằng Giáo nó
mới đi đòi thì đòi sao được cơ chứ.
*********
Thấy chồng không mang được tiền về, chị vợ chì chiết:
- Ông học hết chữ tây chữ tàu của thiên hạ rồi mà vẫn dại thế.
Ở đời ngu nhất là vay tiền thằng Mõ và cho thằng trộm chó mượn tiền. Lát nữa nó
sang đòi tiền thì lấy đâu mà trả. Mà giờ nhà cũng chẳng còn gạo, anh định để
hôm nay bốn mẹ con tôi nhịn đói hay sao? Tôi không biết ông đi đâu kiếm gạo kiếm
tiền được thì đi.
Anh Giáo biết chị vợ vốn là người thương chồng thương con,
anh không trách thị như cái lần thị rủa Lão Hạc chết là đáng kiếp khi có tiền mà
không chịu tiêu. Từ khi lấy anh Giáo, thị chưa một ngày được cái an nhàn. Quanh
năm tất tả ngược xuôi. Cái đói cái nghèo quấn lấy chẳng thể thoát. Chao ôi! Kiếp
người quanh quẩn chuyện áo cơm, chạy ăn từng bữa thì cái hiền lành, tử tế rồi
cũng mai một đi thôi.
- Thôi, ông sang nhà Ba Huynh, Hai Hổ đòi tiền công dạy học
bữa trước đi. Hai nhà đó khất lần mấy lần rồi. Ông còn sĩ diện hão cái gì nữa.
Sĩ diện có lấp đầy bụng được của ông không?
Anh Giáo lật đật sang nhà Ba Huynh, Hai Hổ đòi tiền thì người
nhà đều than nghèo kể khổ vợ con nheo nhóc, anh Giáo chẳng nỡ và có nỡ cũng chẳng
biết xiết nợ cái gì nên đành về không.
Nhà chẳng còn gì để bán, anh Giáo đành phải đi vay. Vay ai
bây giờ? Vay ai để người ta giấu chuyện mình đi vay, để người ta không cười
mình? Anh đánh liều đi vay anh Giáo Thứ làng bên. Cũng nghề Giáo với nhau,
nhưng anh Giáo thứ còn được làm nghề và có lẽ anh ta cũng hiểu cái sĩ diện của
người làm thầy. Anh bảo vợ:
- Tôi sang làng bên chút việc. Cậu Xiển đến thì nhà nó cứ bảo
cậu ta đợi tôi khắc về có đủ tiền đem trả. Đừng có để cậu ta lu loa lên không
nhà mình xấu hổ. Rồi tôi sẽ đem gạo về cho nhà nó nấu cơm tối.
Nói xong anh Giáo tất tả sang làng bên. Đến chiều tối mới về
đã thấy Xiển ngồi chễm chệ ở chõng tre đầu hè. Chưa kịp nói, Xiển đã hớn hở:
- Thế nào anh Giáo có tiền trả tôi không đấy.
- Đây, bữa trước tôi vay anh 7 đồng rưỡi, hôm qua anh đã lấy
của tôi hũ gạo tính ra cũng đã 1 đồng 2. Tôi trả anh nốt khoản còn lại.
Anh Giáo nói xong rúi xòe tiền ra dúi vào tay Xiển, Xiền cười
khà khà rồi xoa đầu đứa lớn nhà anh Giáo nói:
- Cứ tưởng bố cu chẳng có tiền ai ngờ tiền giắt đầy thưng,
thôi chú cho mấy đứa mấy quả chuối xanh để ở chõng đấy nhé.
À hóa ra Xiển khi sang mang theo cút rượu với mấy quả chuối
xanh, định bụng anh Giáo không trả tiền thì ngồi lì ở nhà anh Giáo mượn rượu để
chửi.
- Đúng là bẩn như thằng mõ! – Anh Giáo rủa thầm.
Tối hôm đó, cả nhà anh Giáo được một bữa ăn có cơm gạo trắng,
cả nhà cứ vui như tết còn anh Giáo thì lòng nhấp nhổm bất an.
***********
Mấy hôm sau, anh Giáo còn đang tính chưa biết đi xin việc
làm, bởi vụ mùa cũng qua chẳng còn ai thuê mướn nhiều nữa thì Năm Điền đến chơi
nhà. Trà nước được độ tuần anh Năm nói:
- Bữa trước anh có sang nhà tôi vay tiền, anh có hẹn tôi độ
sang tháng sẽ gửi lại. Nhưng anh thông cảm tôi giờ chuẩn bị đưa thằng cu lên tỉnh
học nghề, cần ít tiền cho nó làm lộ phí.
Hóa ra hôm đấy anh Giáo không sang làng bên mượn tiền, đi nửa
đường thì anh sợ mất cái sĩ của anh giáo nên quyết định quay về mượn tiền Năm
Điền. Năm Điền nể anh Giáo trước đó cũng có dạy con mình nên cũng cho mượn tiền.
Nhưng đến nay mới được mấy hôm đã sang đòi.
Anh Giáo đành hẹn:
- Vậy anh cứ về đi, chiều nay tôi sẽ qua anh gửi tiền.
Năm Điền nhất định không chịu về, anh phải nói mãi mới tiễn
được anh ta về. Ra đến cổng anh ta còn ới vào:
- Tôi đợi anh đến quá trưa, anh không sang thì tôi lại qua
nhà đấy.
Cái kiếp con nợ mà muốn giữ tư cách làm con nợ tử tế thật là
khó. Anh lại phải muối mặt đi vay người này trả người kia. Mỗi lần vay anh đều
xin người ta giấu nhẹm chuyện của mình và hẹn đúng ngày sẽ trả. Thế lần nào
cũng thế, chưa đến hẹn chủ nợ nó đã đến đòi thành thử anh lại phải vay tợn. Cả
ngày chi đi xoay tiền trả nợ hết người này đến người kia, ngày này sang ngày
khác.
Một hôm, anh Giáo đi
quán nước đầu làng thì nghe được câu chuyện người ta kháo nhau. Thì ra tất cả là
do mảnh đất lão Hạc để lại, bọn lý dịch trong làng không tơ hào được gì phẫn uất
xui Mõ Xiển đến nhà anh Giáo đòi nợ đúng lúc anh túng quẫn nhất. Rồi thì chúng
lại dò la xem ai cho anh Giáo mượn tiền ép người ta đến đòi nợ anh sớm. Người
ta nói với nhau: Đã bỏ xứ ra đi rồi lại phải vác mặt trở về thì giáo giáo cái
gì. Tư cách gì một thằng có chữ mà chẳng kiếm nổi một đồng trả nợ. Họ nói xong
rồi cười ồ lên với nhau.
Phẫn chí khi nghe được câu chuyện ấy, anh về nhà cả đêm
không ngủ được. À giờ làm thằng tử tế ở cái thời buổi này sao mà khó thế. Đã vậy
sẽ cho chúng bay biết mặt.
************
Hôm sau, anh Giáo đến một lúc mấy nhà trong làng vay tiền. Mỗi
nhà như thường lệ anh vẫn nói xin giấu chuyện mình vay nợ, xin họ thương anh,
thương cho cái sĩ diện của anh. Lúc đầu thì anh cũng ngượng ngập, ấp úng nhưng
được độ vài lần thì anh quen. Có nhà anh biết chắc họ đang thèm nhỏ rãi cái mảnh
vườn 3 sào của lão Hạc, anh Giáo viết giấy biên nhận đàng hoàng nếu không trả nợ
được thì sẽ gán đất. Người làng ngỡ anh Giáo túng quẫn, làm giấy biên nhận thì
nắm đằng chuôi nên vui vẻ nhận lời. Cái mảnh đất ấy giá đến gần trăm đồng bạc
mà anh Giáo chỉ mượn có một vài chục đồng thì chẳng phải lời lắm sao mà lại
không điểm chỉ vào cơ chứ! Ấy mảnh đất của Lão Hạc trở thành cần câu cho anh Giáo
câu tiền dám dân làng.
Thế rồi dần dần anh biến thành con nợ của làng từ khi nào chẳng
biết. Anh mượn tiền được cả của đám lý dịch
trong làng. Mỗi khi có người đến đòi, anh lại khất hẹn “mai trả”. Mai người ta
đến đòi anh lại khất “mốt trả”. Mốt người ta đến đòi thì anh lại hẹn “đúng một hôm
nữa trả”. Có người phẫn uất cầm theo cái giấy biên nhận đến đòi tịch thu cái mảnh
vườn thì anh Giáo cười chỏ vào tờ giấy nói:
- Mảnh giấy này ghi nhà anh tặng tôi tiền, anh điểm chỉ đàng
hoàng thế kia còn đòi tiền tôi gì nữa.
À, hóa ra anh Giáo biết người ta không biết chữ thế là anh
Giáo mới viết bậy vào đấy, người ta tin anh Giáo nên không để ý.
Có người đến nhà anh nhiều quá anh bực mình gắt:
- Đòi đéo gì lắm thế, đã bảo mai trả là mai trả!
Rồi anh cậy mình có con chữ, xổ ra một tràng quy trình chi
phí thưa kiện làm bọn chủ nợ thấy chưa được vả thì má đã sưng mà thoái chí
không dám thưa quan trên. Mỗi lần như thế, khi họ ra về họ chỏ vào nhà mặt anh
Giáo chửi:
- Tư cách giáo đéo gì anh, Chúa chổm thì có.
Anh Giáo cười đáp lại:
- Thì tôi là chúa chổm, tôi phải giữ tư cách một thằng chúa
chổm chứ!
Còn đám chức sắc lý dịch trong làng thì đa phần mù chữ chỉ
nhờ lo lót mà được làm chức tước trong làng, lại tham mảnh đất 3 sào rẻ bèo nên
giấu diếm cái chuyện anh Giáo gán mảnh đất để vay tiền thành ra khi vỡ nở thì
chẳng làm gì được anh Giáo.
Đến bây giờ trong làng, người ta không còn gọi anh Giáo là
anh Giáo nữa mỗi khi anh đi đâu người ta đều nói xỏ:
- Chúa chổm lại đi vay tiền đấy hả?!
____________
Lời cuối: Như chuyện đời nào cũng có, xin thành kính tưởng nhớ đến nhà văn Nam Cao.
Trí thành Chổm, chết thật!
Trả lờiXóaLão tiền bối nghĩ đây là chuyện giả tưởng thì nhầm đấy ạ. Thời đại vàng thau đen trắng đảo điên thế này. Tha hóa đôi khi cũng khó tránh lắm ạ.
XóaTiên sinh biên chuyện này thật thâm thuý quá, phản ánh được nhiều mảnh đời ở trong đó!
Trả lờiXóaNhưng chắc sẽ ko có bậc lão thành du học bên học viện cổ Nhuế là tiên sinh đây trong đó chứ nhỉ?
XóaKẻ hèn quyết không bao giờ làm người như thế!
XóaNgười chỉ có hai loại, loại như anh giáo bị tha hóa và loại như anh giáo trước khi bị tha hóa. Tiên sinh quả quyết không thuộc hạng anh giáo bị tha hóa thì sẽ thuộc hạng anh giáo chưa bị tha hóa. :v
XóaVậy tiên sinh là loại còn lại chăng? :3
XóaTôi đang muốn mình tha hóa mà mãi vẫn chưa làm được. :)) Tiên sinh lâu ngày không đăng đàn gì hết. Kính mong tiên sinh bút phê cho vài hồi nữa để bàn dân thiên hạ mở mang đầu óc.
XóaChẳng giấu gì tiên sinh, dạo này kẻ hèn đang quá eo hẹp về thời gian, nên chưa có điều kiện phóng bút. Tuy vậy, kẻ hèn vẫn đều đặn vào hóng bài mới của tiên sinh!
XóaKẻ hậu bối này rất lấy làm sung sướng vì đã được tiên sinh bớt chút thời gian vàng ngọc. Quả là nghề giáo cũng thật lắm thời gian, đến mức đôi khi thấy mình "đời thừa". Hix
XóaKẻ hèn thấy tiên sinh dạo này dành nhiều công sức cho việc chỉnh trang blog của mình, thật lấy làm bái phục! Nên chăng, sau khi đã có thanh menu nằm ngang rồi, thì tiên sinh nên bỏ bớt một số widget ở cột bên phải của blog đi, cho đỡ rối mắt và đỡ trùng chức năng?
XóaQuả thật tôi chưa biết, rất mong tiên sinh chỉ giảo cho một chút. :(
XóaChẳng hạn, tiên sinh có thể xoá cái tiện ích NHÌN QUA LÀ THẤY đi
XóaTiên sinh làm cách nào để xóa cái cụm từ "Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyện tào lao. Hiển thị tất cả bài đăng" và làm cách nào để có được cách chia catelogy ngang như tiên sinh không? Kẻ hậu sinh này quả không thể bắt chước nổi.
XóaXóa dòng chữ "hiển thị tất cả bài đăng có nhãn..." trong blogspot
Xóa1. Vào bảng điều khiển Blogger -> Mẫu (Template) -> Chỉnh sửa HTML (Edit HTML)
2. (Ctrl + F) tìm 'top' name thấy nó nằm ở dòng
thì xóa cả dòng này đi
3. Lưu lại mẫu và vào 1 trang label xem kết quả nhé :)
Nguồn bài viết: http://www.itviet360.com/2013/05/xoa-dong-chu-hien-thi-tat-ca-bai-dang-blogspot.html#ixzz2W4nE43SS
Còn cách hiển thị nằm ngang, thì không phải tiên sinh đã làm được rồi đó ru?
XóaRất cảm ơn tiên sinh, tôi đã làm được vụ "hiển thị toàn bài đăng" nhưng còn mục nằm ngang thì hiện tại nó không được đẹp như của tiên sinh. Khi click vào trên blog của tôi, nó sẽ hiển thị bé trở lại. Rất không đẹp mắt. Thêm nữa, đây là thuần túy tôi sử dụng "NHÃN" và cho nằm ngang. Hiện tại cũng chỉ được ngần ấy nhãn và không thể thiết kế thêm được nữa thưa tiên sinh.
XóaMuốn tạo menu ngang đơn giản và đẹp cho blogspot, ĐT có thể tham khảo tại đây:
Trả lờiXóahttps://dvdthuchanh.blogspot.com/2017/08/tao-menu-ngang-don-gian-ep-cho-blogspot.html
Cảm ơn lão tiền bối nhiều, kẻ hậu sinh xin được lĩnh ý.
Xóa