Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Chống Tony Buổi Sáng hay Phê phán cách truyền cảm hứng có tính chất thủ dâm tinh thần (Phần 5)


Ông Tony đã ảo tưởng sức mạnh như thế nào?



BENLI COKY (trang 58-63)

Tony viết một câu chuyện kể rằng Tony ngày xưa kiêu ngạo lắm, coi thiên hạ như rơm như rác còn bản thân mình là Các Mác, Lênin. Tony nói ngày xưa Tony chảnh lắm, đi học đi thi không bao giờ cho  thiên hạ chép bài cũng không chịu xếp hàng lồn xồn với “bầy Annamite” (cách dùng từ của tôi) nên vào thi luôn vào cuối cùng và ra đầu tiên. Khoan, 2007 Tony còn là thằng nhóc, vậy thế éo nào Tony lại sống trong thời đại “bao cấp” (được mô tả trong chuyện Mùi Kiệu) được? Tony quên mất khái niệm thời gian rồi chăng? Hay Tony xuyên không về thời bao cấp để trải nghiệm?
Tony kể tiếp: Tony lên đại học cũng giữ cái thái độ kiêu ngạo ấy không chơi với ai. Tony học hành rất chăm chỉ Tony đọc “hầu hết các sách chuyên ngành trên thư viện” =)) Không biết Tony học thói bốc phét của ai chứ đến bố giáo sư đầu ngành cũng không đọc được hết sách chuyên ngành trên thư viện. Muốn đọc được chỉ có 2 lý do: 1 là giở sách xem đề mục, 2 là thư viện có vài chục đầu sách. Chưa biết Tony học ngành gì nhưng nghe chừng Tony học mấy ngành kinh tế. Tony là người Nam, xin thưa với Tony, VNCH sụp đổ về hệ thống chính trị chứ nó không có sụp đổ về hệ thống giáo dục và đào tạo. Nếu Tony ở miền Bắc thì tạm tin Tony có thể đọc hết sách chứ ở miền Nam thì chém gió một cách không có quan điểm lịch sử cụ thể thì quá thể lắm. Sách ở các trường đại học miền Nam nhiều vô cùng. Khi (tôi xin dùng từ) Thống nhất đất nước, Nhà nước không thể hoàn toàn ném bỏ hết sách vở của các trường đại học đi để thay thế bằng các cuốn sách của Liên Xô hay Trung Quốc được. Cái này có thể search và đọc các hồi ký của những nhà nghiên cứu thời đó (ví dụ như cuốn hồi ký của Phạm Duy, Nguyễn Hiến Lê,… chưa kể đến hồi ký của nhiều người khác).
Chỗ này Tony vướng vào lối ngụy biện lập lờ, mập mờ về hoàn cảnh của các câu chuyện. Và đây chính là đặc trưng trong lối viết của Tony.
“Ra trường, Tony làm việc quần quật, bất kể ngày đêm. Mua hàng TQ bán qua Nga, mua hàng của Pháp bán qua cho Mỹ,…” (tr60)=)))
Tony muốn nói chỉ cần mua hàng là đem bán được hả? =)) Ảo tưởng như thế này không giới hạn rồi. Thương trường là chiến trường, mua bán nó cứ như mớ rau con cá ở chợ xổm làng quê thế thì dân VN ta giàu hơn dân Dubai mất thôi =)). Tony không tính toán cái chết mẹ gì về quy luật kinh tế thế này mà xui con người ta đi mua hàng thì khác gì bảo đưa bật lửa rồi xui soi bình xăng xem còn hay hết. =))))
“Sau này qua Mỹ học, mấy tường như Yale, MIT, hay Stanford không thèm đăng ký…” (tr61) Hãy xem Tony bịa đặt, đầu sách Tony nói Tony được vào Há Vợt là vì gửi thư cho ông Phó Hiệu Trưởng Há Vợt mà được học (tr 10) (tạm cho là thật) thì ở đây Tony nói Tony có quyền lựa chọn, thật là sexy, thật là sexylady :sexy:
Rồi tiếp đó Tony nói Tony đếch chơi với đứa châu Á nào, lại cũng chẳng chơi với đứa Châu Âu nào, khinh tất cả mọi người. Đến khi gặp mấy vị có bằng cấp Tony lại yêu cầu người ta phải chưng công trình khoa học, công trình đạt giải ra thì mới chơi để rồi kết luận mọi người chơi với Tony vì Tony dễ thương và dễ coi.
Đây là lối ngụy biện cường điệu hóa kết hợp với lối ngụy biện ảo tưởng cá nhân (còn được gọi là bệnh ảo tưởng sức mạnh). Ảo tưởng một cách điên khùng và đánh mất đi cái hiện thực ví trị của người Việt Nam so với nước ngoài. Bản thân người Việt Nam nếu như mấy anh chị giá áo túi cơm thì khỏi bàn chứ đa phần người nam ta sang du học đều là những người giỏi, họ tự tin và không tự ti như Tony phải tự mình huyễn hoặc ảo tưởng.

CÂU CHUYỆN NÀNG AN THỊ

Mấy trang giấy chỉ để rút cuộc lại một thông tin mà bản tin nông sản VTV, bản tin tài chính hay thời sự nó nói ra rả hồi mấy năm trước. Tony mô tả thế làm gì? Định mở rộng nền kinh tế tình thương sao? Cơ Tony viết kiểu vuốt đuôi như thế này thì liệu có tác dụng gì? Sao Tony không xổ toẹt ra là thằng sở nông nghiệp huyện tác trách không chịu quản lý để thương lái Tàu nó đi dọc ngang đất nước? Sao Tony đổ hết lên đầu dân thế? Hay Tony sợ rằng nhà nước ngta nhảy vào chặn đứng sự ảo tưởng của Tony?
Nguyện biện này nôm na thuộc dạng cắt xén thông tin và kết luận ẩu.
Kết luận: Tôi lại xin mô đi phê một câu nói của Ăngghen trong tác phẩm “Chống Duhring”: Cái mớ lập luận về Kinh tế của ông Tony chế tạo ra, không phải dùng để tìm ra các các quy trình sản xuất mới hay vạch ra các quy luật kinh tế trong hiện thực mà chỉ là để vạch ra cái thói kiêu căng ngu dốt của ông Tony mà thôi.

Đáng ra bài này sẽ là bài 10 luận cương về đĩa thịt chó của Tony, nhưng quả tôi chưa dám động chạm đến lĩnh vực nhạy cảm này ngay. Xin hẹn bạn nào quan tâm vào bài kế tiếp.

Xin trân trọng cảm ơn!


1 nhận xét: