Cái Chết của Chu Du
Truyện này Tony đưa ra một đống dẫn chứng để chốt lại cái
thói ganh đua nó gây hại như thế nào? Cơ mà Tony mặt lợn giờ đã có nhà có xe rồi
tưởng đâu vẫn đang lếch thếch bên Ha-vớt học? Thế quái nào Tony đã lại có ông A
chị B anh C bà D học ở VN để mà chém gió như đúng rồi!?
Tony ví dụ vị bạn ghen ăn tức ở mà phải giấu diếm những cái
mình có đi, rồi ví dụ một đống bạn vì ghen ăn tức ở mà phát bệnh để bạn bè lo lắng
bạn mình ghen mà chết. Nhưng chốt ra thì cái thói khoe khoang của Tony lại thể
hiện ngay ở đoạn cuối. Thế tóm lại Tony muốn khuyên người ta điều gì? Sự điêu
toa của Tony sắp vượt ngưỡng rồi.
Cái mạch logic từ đầu đến giờ thật không hiểu nổi? Tóm lại
Tony là thằng nào? Thằng cùng đinh con lai đi Mỹ theo diện con lai hay thằng
dân đen xứ Nam bố là thiên tài bị nhà nước ruồng bỏ? Là thằng doanh nhân thành
đạt hay thằng đầu khấc nào?
Nếu muốn khuyên răn con người ta đừng vì ghen tỵ người khác
thì Tony có thể viết hẳn một câu chuyện phóng tác như truyện này của Nam Cao (Tư
cách Thằng Mõ) thì thiên hạ nó chửi rủa gì Tony. Chẳng qua Tony
thích thể hiện đấy thôi. À mà trước đó Tony có nói đến cái tháp Nhu cầu của Maslow,
Tony đang ở cái tầng cuối cùng đó. Nếu Tony đi tu chắc pháp danh của Tony sẽ là
hòa thượng Thích thể hiện. Nhỉ!
Chuyện ở Phú Yên
Tony viết mấy trang giấy với mục đích chẳng hiểu là lên án
hay phê phán ngôn ngữ địa phương nữa. Nói về lý do sinh ra ngôn ngữ địa phương
Tony lý giải ngô nghê hết sức và đó không phải lý do cốt yếu. Nước ta dài hay
diện tích nước ta lớn bé không phải nguyên nhân tạo ra phương ngữ. Phương ngữ tạo
ra là do không vị trí địa lý, nguồn nước, nói quen sinh hoạt và thậm chí cả nghề
nghiệp (ví dụ làng chuyên làm cối ở Đa Chất Phú Xuyên). Lối viết của
Tony vi phạm nguyên tắc lý do đầy đủ và ngụy biện đơn giản hóa vấn đề.
Bệnh Parkinson
Tony nói Tony có sang đại học Hauston nghe một anh giảng
viên du học thuyết trình và anh ta nói như hết hơi, sợ hãi trước đám đông. Mọi
người đều cảm cảnh như rồi cũng im không dám cười anh ta. Sau Tony chỉ trích nền
giáo dục VN chỉ đào tạo ra những con vẹt những cái máy. :beauty: :beauty: :beauty:
Tony vướng vào ba lỗi ngụy biện cơ bản: Ngụy biện chủ quan,
ngụy biện tổng thể, ngụy biện khái quát hóa vội vã.
Thứ nhất, bản thân anh giảng viên ấy dù có thuyết trình
không tốt không có nghĩa là toàn bộ giảng viên của các trường ĐH đều thế. Cách
nói của Tony đã đưa ra cho người ta hiểu Giảng viên VN như cái đầu bòi thì làm
sao có thể đào tạo ra học trò tốt. :"> :"> :"> Một kết
luận chủ quan đến nhường ấy mà dám viết sách dạy bảo thiên hạ?
Thứ hai, bản thân Tony không tiếp xúc được với tất cả các giảng
viên và mọi thứ Tony được tiếp cận cũng chỉ qua những kênh trung gian. Tony đã
ngụy biện lấy cái bộ phận đại diện cái tổng thể cho rằng cả nền giáo dục Vn vứt
đi. Kể cả có bao nhiêu sự lùm xùm vừa xảy ra của nền giáo dục không có nghĩa rằng
nền giáo dục VN không thể đào tạo nhân tài.
Thứ ba, Tony với tiếp xúc được một anh giảng viên và nghe
anh ta lý giải mấy chục năm anh ta chỉ biết nghe nghe và nghe thì chắc chắn anh
ta chẳng thể sang cái đại học Houston du học với việc thi tuyển đàng hoàng được.
Ở điểm này lỗi logic xuất hiện:
Hoặc Tony bịa đặt câu trả lời hoặc anh ta bịa đặt nghề đi dạy.
Tony nên nhớ thằng làm thầy ở VN tuy nó ko to nhưng ít nhất nó phải biết ăn nói
lưu loát trước đám đông. Một anh giảng viên đứng trước bao sinh viên mà lại bị
bệnh “sợ” như Tony miêu tả à?
Bịa đặt vu khống nên có đầu óc, thưa Tony! stick: stick:
stick: stick: stick:
Đến đây tôi lại xin mô-đi-phê câu nói kinh điển của Ăngghen:
Tony đã bắt đầu trả mối di thù đối với nền giáo dục VN vì nền giáo dục VN đã bỏ
rơi Tony (và cả bố Tony nữa). Đáng lẽ Tony khi đứng trước nền giáo dục của VN
thì phải thấy rằng mình chưa đủ tầm để được tham gia vào bằng thực lực (mà phải
đi bằng con đường xin xỏ để được đi học) phải cảm thấy hổ thẹn mới đúng.
Lêu lêu Tony!
Trả lờiXóaĐa tạ tiên sinh đã đồng cảm!
Xóa