Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Đinh Bộ Lĩnh đánh trận Cờ Lau


Đinh Bộ Lĩnh sinh vào ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Lĩnh theo mẹ về quê ngoại (Gia Thủy, Nho Quan) ở, vẫn nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự ở quê nội gần đó.
Lĩnh hàng ngày chăn trâu cho chú nhưng do Lĩnh mới đến làng nên thường xuyên bị bọn trẻ trong làng chửi mắng cười cợt là kẻ không cha. Lĩnh giận lắm nhưng biết sức mình chẳng thể làm gì được. Lĩnh nghĩ:
- Giờ phải khiến chúng tôn làm thủ lĩnh thì may ra mới ngăn chặn được miệng lưỡi của chúng. 
Thấy bọn trẻ chăn trâu cả ngày, ngoài đi theo đít trâu ra thì không làm gì. Nhiều đứa chán ngủ khiến trâu phá lúa của người chủ trách phạt rất nặng. Lĩnh bèn gọi bọn chúng đến phát cho mỗi đứa 1 nhánh cỏ lau giả làm cờ hiệu, vũ khí tỏ ý chia phe đánh trận giả. Trong đám trẻ con ở làng có 2 thằng to con nhất là Gục và Phệ, thấy Lĩnh đem cái mớ cỏ lau èo uột đến thì không ưng mà nói:
- Đánh trận giả thì phải dùng gậy gộc gạnh đá chứ dùng cỏ lau thì đánh sao được.
Lĩnh nói:
- Dùng gậy gộc gạch đá e khó kiểm soát an toàn. Hãy cứ dùng cỏ lau để sau này kiểm soát cho dễ
Gúc nói:
- Chúng ta trong tay đều đã có gậy hay roi chăn trâu để sẵn ở nhà. Mà lâu nay đánh nhau trong xóm vẫn thường quen dùng mấy thứ đấy. Ta nhất định không chịu dùng mấy thứ đó đâu.
Cả bọn đều cho là phải nên không chịu dùng cỏ lau làm vũ khí đánh trận.
Lĩnh biết nếu không trị được hai thằng này thì làm sao trị được những kẻ khác. Lĩnh nghĩ:
- Hay là ta cứ tự mình tập bừa vài bài quyền cho chúng nó xem đã.
Nguyên là trước kia Lĩnh xem lỏm của cha vài bài quyền và ít binh pháp bấy giờ biểu diễn hòng mê hoặc Gúc với Phệ. 
Gúc và Phệ chăn trâu thấy Lĩnh múa may quay cuồng thì ban đầu không chú ý sau cũng tò mò mà theo dõi rồi dần dần bị mê hoặc bèn đến xin truyền dạy. Đến bấy giờ Lĩnh nói:
- Phải dùng cỏ lau của ta thì ngươi mới được ta truyền dạy.
Đinh Cờ Lau đánh trận bằng cờ lau
Gúc và Phệ bấy giờ đã bị mê hoặc lên chấp nhận dùng cỏ lau để đánh trận giả. Đợi mãi không thấy Lĩnh phát cỏ lau hỏi ra thì Lĩnh nói:
- Các ngươi phải tự đem cỏ lau đến đây rồi để ta phát.
Thế là cả bọn đành phải đi kiếm cỏ lau quanh vùng về trao cho Lĩnh. Lĩnh đem phát cho mỗi người một ngon cỏ lau rồi tự mình cầm lấy một ngọn cỏ lau to nhất, dài nhất, trắng nhất và nói: 
- Giờ chúng ta hãy gọi nó là cờ lau. Chúng bay cứ theo nhìn theo ngọn cờ lau này của ta, ta chỉ đâu thì các ngươi chạy đến đó, ta múa thế nào thì các ngươi cứ múa như thế. Khi dùng xong các ngươi phải mang cờ lau đặt ở nhà ta đâu đấy rồi mới được ra về. Nếu không đặt cờ lau ở nhà ta thì ta sẽ không cho các ngươi chơi cùng nữa. 
Nói xong Lĩnh chia phe rồi chỉ đạo đánh trận bằng cờ lau 
Từ bấy Lĩnh có biệt hiệu là Đinh Cờ Lau. Sau này dẹp loạn 12 sứ quân dân gian gọi Lĩnh là vua Cờ Lau.
Hơn 1000 năm sau, Cờ Lau lại một lần nữa được bàn tán xôn xao trở lại.

11 nhận xét:

  1. Gúc và Phệ bị lừa dễ quá nhỉ! Sao không thấy truyện nói là hai đứa ấy đi nhặt cờ lau ở tận đâu vậy tiên sinh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quả là tôi vẫn chưa biết Gúc với Phệ lấy cờ lau ở đâu. Hãy đợi tôi tra gúc gồ đã thưa tiên sinh :'(

      Xóa
    2. Vâng, kẻ hèn xin rửa tai chờ nghe kết quả tra gúc gồ của tiên sinh!

      Xóa
    3. Quả tôi tra hoài chưa thấy. Tiên sinh liệu chấm điểm cho bài này đc bao nhiêu điểm? Có lọt đc vào mắt xanh của tiên sinh không?

      Xóa
    4. Tiên sinh khen không khen, chê không chê. Lại cứ học theo anh Tư Mã Huy hoài. Thật khiến người ta không hiểu gì hết.

      Xóa
    5. Kẻ hèn không dám cho mình cái quyền được chấm bài của tiên sinh!

      Xóa
    6. Quả nếu tiên sinh ban cho một đôi chữ khen chê ấy là tôi cảm thấy mãn nguyện vô cùng. Xin tiên sinh chớ ngại mà phụ tấm lòng trong thiên hạ

      Xóa
    7. Xin tiên sinh chớ quá bận lòng. Chừng nào kẻ hèn còn vào đọc bài của tiên sinh, thì chừng đó còn có nghĩa là kẻ hèn thấy văn tiên sinh vẫn hay lắm!

      Xóa
    8. Để không phụ lòng của tiên sinh, tôi mới biên thêm được hồi nữa: Phát phiếu lấy ý kiến, Tháo lên ngôi Ngụy vương. Mời tiên sinh nghé mắt rồng trông qua

      Xóa
    9. Đa tạ tấm lòng của tiên sinh!

      Xóa