Lại nói năm Càn Long thứ 18, Vua đang cùng Lưu Dung, Hòa
Thân ngồi chơi ở đình trong vườn thượng uyển thì có Nội các đại học sỹ Uông Trọng
Trực đến báo việc khẩn cấp. Trực nói:
- Từ xưa bọn võ biền dùng vũ lực để xúc phạm bề trên còn bọn
văn sĩ thì dùng văn thơ để gây rối phép nước, nay có kẻ dám dùng văn thơ để phỉ
báng triều đình. Chuyện này thật không thể xem nhẹ mà cho qua được.
Nói rồi bèn dâng cho vua tập thơ văn rồi cắt nghĩa hai câu “Gió
thanh không biết chữ, sao dám giở sách bừa” có ý chê bai Đại Thanh không biết
chữ nhưng lại thống nhất Trung nguyên.
Hòa Thân nói:
- Lời Uông đại nhân nói rất phải. Xưa nay nhiều kẻ đã dùng
thơ văn để gây mầm bạo loạn. Việc này không thể bỏ qua.
Càn Long nghe thế nổi giận. Hôm sau thiết triều ra chỉ dụ đại
ý như sau:
“ Phàm những kẻ dùng câu chữ phạm húy bậy bạ làm sai phép nước,
trào lộng triều đình, những kẻ cất giấu sưu tầm in khắc thơ văn sách cấm, những
kẻ xuất ngôn hoang đường, có ẩn ý sâu xa làm rối loạn lòng dân đều bị khép tội
đại ngịch trừng trị thẳng tay”.
Bấy giờ đất Giang Tô có Ngô Văn Châu vốn là danh sĩ giỏi thơ văn nức tiếng một vùng. Uông Trọng
Trực bắt đến tự mình xét xử hỏi:
- Minh triều khí chấn hà nhất cử khứ thanh đô được hiểu thế
nào?
Ngô Văn Châu nói:
- Ý là một buổi sớm dương cánh buồm đến với mảnh đất thanh tịnh
mát mẻ
Uông Trọng Trực mắng:
- Chữ triều ở đây đọc là triều không thể đọc là chiêu được! Ý ngươi muốn khôi phục ngụy triều Chu Minh trở lại. Còn câu “nhất cử khứ thanh
đô” ý nhà ngươi muốn rời khỏi kinh đô nhà Thanh muốn đến với nhà nước lý tưởng
của ngươi. Đó không phải là vương triều Chu Minh thì là gì?
Nói rồi điệu ra ngoài tra khảo bắt phải nhận. Châu đau quá
đành phải nhận là vậy.
Hôm sau Uông Trọng Trực tâu vua:
- Giặc chữ Ngô Văn Châu cậy mình có chút tài mọn, làm hơn
500 bài thơ thì đến quá nửa ý tứ phản nghịch chiêu hồn ngụy triều Chu Minh. Nay
tấu trình đem chém ra chợ chém đầu, con cái thê thiếp học trò lưu đầy ra biên ải.
Lưu Dung vội can
- Ngô Văn Châu chỉ là thư sinh làm thơ dùng chữ theo cảm xúc
thật không thể lý giải theo cách của Uông đại nhân. Nếu xử chém Châu thần e
không chỉ tiệt đường văn chương mà còn phương hại đến cả ngôn ngữ khiến không
ai dám mở miệng nói nữa.
Vua không nghe lời can, đuổi Lưu Dung ra ngoài và y lệnh đem
Châu ra chợ hành hình.
Các quan không ai dám can ngăn nữa. Chỉ dụ được bố cáo toàn
dân, quan quân sai dịch đi từng nhà khám xét tra khảo bắt bớ, nhẹ thì thích chữ
lưu đày ra biên ải, nặng thì chém đầu thị chúng, còn những kẻ bị tống giam nhiều
không biết bao nhiêu mà kể. Lại có kẻ không chịu được đòn tra khảo mà chết cả ở
trong ngục. Tiếng khóc vang thấu trời xanh.
Có kẻ nhà dân không biết chữ được cha mẹ đặt cho là Từ Thủ
Phát, Thẩm Thần Tạc ngồi chơi bên hiên nhà, sai nha đi qua hỏi tên thì vu cho
là nghịch thần. Phát, Tạc kêu oan thì sai nha nói:
- Thủ phát nghĩa tóc, thần tạc nghĩa là tạc núi non. Đi liền
với nhau tức là tóc không còn một sợi, các ngươi dám chê bai luật cạo tóc của
Thánh Triều.
Nói xong bèn đem bắt cả về trị tội.
Lại có kẻ khác đang nói chuyện hẹn ngày mai sang nhà chơi,
sai nha biết được cũng bắt đem đi. Kẻ ấy một mực kêu oan thì sai nha mắng:
- Ngươi nói “ngày mai” tức là “minh nhật” ấy là dám nhắc đến
ngụy triều Chu Minh, cần phải nghiêm trị.
Lại có kẻ khác gửi thư chúc thọ có câu “công đức sáng tựa nhật
nguyệt”, sai nha cắt nghĩa chữ nhật nguyệt ghép lại thành chữ Minh có ẩn ý công
đức nhà Minh sáng tựa nhật nguyệt. Nói xong bắt đem tống ngục đợi ngày xét xử.
Từ đấy ca kĩ kịch nghệ đều ngừng diễn, văn chương thơ phú đều
đem đốt hết. Phố phố xá im tiếng động, trong nhà trẻ con không dám khóc, ngoài
đường mọi người chỉ dám đưa mắt nhìn nhau.
Thật là:
Sợ đám văn nhân buông lời phỉ báng
Triều đình bố cáo tiệt đường văn thơ
Lời bàn: Giải quyết vấn đề kiều này thì thật không thể nào hiệu quả được.
Chính Lưu Dung trong phim Tể tướng lưng gù cũng bị dính vào án văn chương, tiên sinh có tình tiết này nhớ chăng?
Trả lờiXóaQuả là tôi không nhớ. Tôi xem phim ấy tôi nhớ có một vài tình tiết. Trên đây là một tình tiết. Tiên sinh nói cụ tỉ giúp!
Xóaà, tôi nhớ thì có 1 lần vua Càn Long xướng 1 bài thơ, Lưu Dung có hoạ vào 1 câu. Sau này khi Lưu Dung sai đầy tớ đem các bài thơ đi in thì tên đầy tớ này in luôn cả bài thơ của Càn Long mà Lưu Dung có hoạ vào 1 câu. Hoà Thân biết được việc ấy nên tấu lên vua Càn Long, thành ra Lưu Dung bị xử tội gì đó, hình như là tội chết, phải xin mãi mới thoát.
XóaÀ tôi nhớ vụ đó, chơi với Vua như chơi với hổ. Là Minh Quân thì mình phải được việc cho họ, là hôn quân thì mình phải biết nịnh nọt tránh họa sát thân.
Xóabài thơ đó hình như có mấy câu mở đầu là
Xóa"Một cánh, hai cánh, ba bốn cánh
Năm cánh, sáu cánh, bảy tám cánh.."
Rồi sau đó như thế nào nữa thì tôi không nhớ.
Tiên sinh mấy hôm toàn chuyện hót. Xin tiên sinh mở lời lạm bàn nhẹ nhàng.
XóaChữ nghĩa phong phú vô cùng
Trả lờiXóaCó lúc lùng bùng, có lúc lung tung
Ấy thế nên tiền bồi hãy cẩn thận
Xóa