Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Khổng Minh bảo tấu xin thôi chức


 TAM QUỐC DÃ SỬ BỔ DI (PHẦN 24)

Lại nói Mã Tốc hợm tài làu thuộc binh pháp đóng quân trên núi khiến Nhai Đình thất thủ, quân Thục không còn đường lui, Gia Cát Lượng phải liều dùng Không Thành Kế mới thoát được thân về Hán Trung. Về đến thành, điểm quân xong Lượng cho đòi Vương Bình vào trước mắng rằng:
- Ta sai ngươi giữ Nhai Đình với Mã Tốc, cớ sao ngươi không can hắn để đến nỗi lở việc?
Bình thưa:
- Tôi hai ba lần khuyên nên đắp thành đất ở giữa đường, cắm trại giữ gìn, nhưng tham quân nỗi giận, nhất định không nghe. Bởi thế tôi phải dẫn năm ngàn quân, cách mười dặm hạ trại. Quân Ngụy xông đến vây núi, tôi đến cứu hơn mười lần nhưng không cứu được. Hôm sau, quân sĩ đã vỡ lỡ về hàng Ngụy nhiều lắm rồi. Quân của tôi cô thế, phải đến cứu Ngụy Vân Trường đi nữa đường, lại bị quân Ngụy vây ở trong hang núi. Tôi liều chết đánh ra, về đến nhà thì quân Ngụy đã cướp mất trại, lại phải chạy ra thành Liệt Liễu. Đi đường gặp Cao Tường, mới chia quân ra làm ba đường đến cướp trại Ngụy, cũng mong lấy lại Nhai Đình. Nhưng tôi thấy ở Nhai Đình không có một tên quân nào canh đường; lên cao đứng xem thấy Ngụy Diên, Cao Tường đã bị vây, liền cứu hai tướng ra, rồi cùng với tham quân tụ quân một chỗ. Tôi sợ mất ải Dương Bình, bèn cùng nhau kéo về giữ cả đấy. Đó không phải là tôi không can. Thừa tướng không tin hỏi cả tướng sĩ mà xem.
 Khổng Minh nghe xong quát đuổi Vương Bình ra, rồi cho đòi Mã Tốc vào. Mã Tốc tự trói mình, quỳ trước tướng.
Khổng Minh nghiêm sắc mặt lại, mắng rằng:
Lượng nói: "Ta đã nâng đỡ ngươi như thế mà ngươi dám
trái lệnh ta!? Tội khó mà tha được"
- Người khoe từ thuở nhỏ học nghề binh thư, quen hiểu chiến pháp. Ta mấy thử đinh ninh dặn ngươi rằng Nhai Đình là nơi căn bản của ta. Ngươi tình nguyện cả nhà cam đoan việc ấy. Nếu ngươi biết nghe lời Vương Bình, thì can gì có vạ này? Nay hao quân tổn tướng, mất đất hãm thành, toàn là lỗi tại ngươi cả. Nếu không chiếu theo quân pháp thì sao cho chúng sợ? Ngươi đã phạm pháp, chớ có oán ta. Sau khi ngươi chết rồi mỗi tháng ta chu cấp lương lộc cho vợ con, ngươi không phải buồn phiền làm chi nữa!
- Nói đoạn, quát tả hữu lôi ra chém.
Mã Tốc khóc, nói:
- Thừa tướng coi tôi như con, tôi cũng coi thừa tướng như cha. Tội tôi thật không dám chối rồi nhưng xin thừa tướng nghĩ đến vua Đế Thuấn khi xưa giết Cổn mà dùng Vũ, thì tôi dẫu chết cũng không oán hận gì nơi chín suối!
Khổng Minh gạt nước mắt, nói:
- Ta với ngươi tình nghĩa như anh em. Con ngươi cũng như con ta, không phải dặn nhiều.
Uyển nói: "Xin hãy cách cái tư cách của Mã Tốc là xong"
Tả hữu điệu Mã Tốc ra ngoài cửa viện, sắp chém. Tham quân Tưởng Uyển từ Thành Đô mới đến, thấy võ sĩ sắp chém Mã Tốc, giật mình kêu to lên rằng:
- Thong thả đừng chém vội!
Rồi kịp vào ra mắt Gia Cát Lượng can rằng:
- Ngày xưa nước Sở giết Đắc Thần, mà Văn Công nhà Tấn hả dạ. Nay thiên hạ chưa yên, nếu giết một người mưu trí, chẳng đáng tiếc lắm ư. Thôi thì hãy cứ cách đi cái tư cách của Tốc rồi hãy tính.
Lượng hỏi:
- Xin nói rõ hơn thế nào là cách đi cái tư cách
Uyển nói:
Trước Tốc có giữ chức Tham Quân thì giờ ta xóa đi, coi như Tốc chưa từng giữ chức Tham Quân nữa. Như vậy sau này mọi quyết định của Tốc trong khi làm Tham Quân coi như không được thực hiện và bổng lộc từ chức Tham Quân ấy Tốc sẽ không được lĩnh nhận. Sau này Tốc không thể vênh vang với người Thục ta từng là Tham Quân được nữa. Ấy là cách xử lý vừa giữ được nhân tài vừa yên được lòng quân.
Lượng nói:
- Ngày xưa Tôn Võ sở dĩ hay đánh được giặc, là bởi dùng phép nghiêm minh. Nay bốn phương đang lúc phân tranh, việc đánh chác còn nhiều, nếu bỏ phép tắc thì làm sao đánh được giặc?
Lát sau võ sĩ đem đầu Tốc vào, Uyển thở dài đi ra ngửa mặt nên trời than:
- Bất nhân thế này thì sao có thể an được thiên hạ!
Đời sau có thơ rằng:
Thất thủ Nhai Đình tội đáng chê,
Thương thay Mã Tốc uổng binh cơ.
Lượng nói: "Ta khóc ta đấy thôi!?"
Tưởng Uyển khuyên can “xóa tư cách”,
Thừa tướng nói rằng “đừng có mơ”

Thừa tướng chém đầu Mã Tốc xong,  Sau khi đem thị uy răn đe chúng tướng các trị thì khóc mãi không thôi.
Tưởng uyển nói rằng:
- Âu thường phải tội, đã chính pháp rồi, thừa tướng sao lại còn khóc?
Lượng nói nói:
- Ta không phải là khóc Mã Tốc đâu, ta trước có dâng biểu đánh ngụy giờ không thắng phải rút quân về thì làm sao mà ăn nói được với Hậu chủ được. Chính là ta khóc ta đấy thôi!
Uyển lại nói:
- Thế tôi lại dâng biểu xin Hậu chủ xóa cái tư cách thừa tướng trong quá khứ đi là xong!? Nhưng trước đó thừa tướng hãy dâng biểu xin thôi chức đi đã thì mới có tư cách chức trong quá khứ để cách được.


Lượng cả mừng bèn sai Tưởng Uyển thảo biểu tấu lên Hậu chủ, đoạn chính như sau:
Lượng nói: "Ngươi hay về dâng biểu này lên Hậu chủ"
"Thần vốn tài tầm thường lạm giữ quyền lớn, thân cầm cờ mao, lưỡi việt, đôn đốc ba quân; không biết nghiêm phép mà làm việc cho cẩn thận, đến nỗi Nhai Đình xảy chuyện trái lệnh, Cơ Cốc có việc không hay. Đó là lỗi tự thần không biết dùng người, liệu việc tối tăm, nâng đỡ người không trong sáng dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng. Nghĩa Xuân Thu trách tại một người, thần thực không trốn khỏi tội ấy. Nay tinh thần hoảng hốt, không đảm bảo được sức khỏe đảm nhiệm công việc, vậy xin thôi chức thừa tướng, để phạt lỗi lầm. Thần hổ thẹn xiết bao, cuối đợi chiếu mệnh!"
Hậu chủ xem xong, nói:
- Được thua là việc thường, thừa tướng sao lại nói thế?
Thị Trung Phí Vĩ tâu rằng:
- Tôi nghe trị việc nước, tất phải giữ phép nước làm trọng. Nếu phép không nghiêm, thì sao người ta chịu phục? Thừa tướng thua trận, xin thôi chức là phải lẽ.
Hậu chủ nói:
- Tiên đế khi lâm chung đã thác cô cho Thừa tướng coi việc nước, dặn anh em ta phải thờ Thừa tướng như cha. Nay lỡ lòng nào lại cho thừa tướng mất quyền lãnh đạo!?
Phí Vỹ tâu:
- Vậy ta nên thành lập Ban Chỉ đạo công việc phủ thừa tướng và cho thừa tướng làm Tổ trưởng tổ giúp việc phủ thừa tướng là xong.
Hậu chủ nói:
Hậu chủ tán thành việc xin tự thôi chức của Khổng Minh
- Thế còn chức thừa tướng ai đảm nhận!?
Phí Vỹ tâu:
- Tạm thời cứ nên bỏ trống.
Hậu chủ mừng rỡ, nghe lời Phí Vỹ bèn chấp nhận biểu tấu xin thôi chức của Gia Cát Lượng, giáng Lượng xuống làm tổ trưởng tổ giúp việc phủ thừa tướng. 

Người sau đọc đến đây có thơ rằng:
Thừa tướng đem quân đánh Trung Nguyên
Dùng người không đúng bị thiệt quân
Rút về Thành Đô xin chịu tội
Thôi chức Thừa tướng tự răn thân

Lại có bài thơ khác rằng:
Thua trận tìm kế để thoát thân
Thừa tướng dâng biểu tự dăn mình
Ấy chính là kế kim thiền đó
Nên Lượng cuối cùng vẫn hiển vinh
Muốn được như Lượng dễ mà khó
Cái cốt có chính là đồng đảng đâu?

Thừa tướng dâng biểu được Hậu chủ đồng ý, vui mừng, biết giờ không thể ở trong phủ thừa tướng được nữa nên viện cớ thao luyện quân lính mà ở lại Hán Trung không về Thành Đô nữa.
Tin ấy báo về Lạc Dương, Duệ nghe tin liền hỏi chúng tướng, Ý tâu:
- Lượng sợ tội và cũng để che mắt dân Thục nên tự mình nghĩ ra kế tự mình xin thôi chức đó thôi. Giờ trong Thục chính sự còn đang rối ren ta hãy lợi dụng cơ hội chỉnh đốn lại binh mã rồi xem sự thể biến chuyển ra sao sẽ tính tiếp.
Đó chính là:
Mưu mô của Lượng tuy rằng hiểm
Nhưng chẳng thể che mắt Ý đâu
Chưa biết “mối tình” nhà Thục-Ngụy còn những điều gì gay cấn. Xin xem hồi sau.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét