Quả thật tôi không muốn đi ngược lại với số đông nhưng
đã gần 4 năm qua mà trên các diễn đàn sách, các bạn trẻ nhiều người vẫn cuồng
vì cuốn sách mang tính chất thẩm du không hơn không kém của tác giả Tony buổi
sáng. Bài viết này tôi sẽ chứng minh những điều có vấn đề ở cuốn sách này theo
góc nhìn của tôi.
Tôi sẽ đi theo từng mục, từng bài viết để phân tích.
Nhưng trước hết xin được khẳng định cái sai xuyên suốt của tác giả là đã đánh lận
con đen thể loại hồi ký (tức là mô tả những gì đã xảy ra) với các thể loại văn
học khác. Bên cạnh đó, tác giả còn lờ đi yếu tố hiện thực, lịch sử cụ thể, hoàn
cảnh khác biệt trong mỗi câu chuyện. Tất cả những câu chuyện mà tác giả mô tả
toát nên một tâm thế “cứ làm đi rồi các bạn sẽ thành công”. Đây không phải là lời
khuyên tốt dành cho giới trẻ. Ngu dốt + nhiệt tình = phá hoại, đây là câu mà
nhiều người đã từng biết nhưng không phải ai cũng có thể hiểu mà áp dụng.
Xin phép được bắt đầu!
LỜI
MỞ ĐẦU:
Tác phẩm văn học dù là thể loại giả tưởng văn học dân
gian cũng đều có người sáng tác. Việc tác giả không chịu đề tên và công khai
danh tính dĩ nhiên có thể chấp nhận được nhưng đối với tác phẩm kiểu truyền cảm
hứng bằng những câu chuyện tưởng chừng như “thật” trong tác phẩm thì rất có vấn
đề. Nó làm người đọc nhất là các bạn trẻ tưởng rằng cuộc sống rất màu hồng dành
cho những người nhiệt tâm. Điều đó có thật hay không mỗi cá nhân chúng ta đều
có thể tự cảm nhận.
CHUYỆN
CỦA TONY Ở HARVARD
TnBS viết vào 2007 TnBS đã đi buôn bất động sản, đi
buôn “trứng” khoán!? Buôn nhiều đến mức đủ cho TnBS đi mua siêu xe và ở biệt thự?
Một cậu nhóc “trong đám nhóc bơi lội ngoài bể” (tr9) thì không thể quá lớn.
Vâng ước chừng TnBS lúc đó khoảng trên dưới ngoài 2x. Cái tuổi 2x mà TnBS đã có
nhiều tiền để chơi “trứng” như vậy chỉ
có thể là tiền trên trời rơi xuống, dưới cống móc lên… À, cũng có thể ba má
TnBS giàu vãi lềnh ra nên mới dám ném đống tiền cho con nghịch “trứng” như thế
chứ. Mà TnBS gia cảnh thế thì sao phải chịu đi thuê trọ nhỉ? “Tony dọn đến ở
trong một cái nhà trọ cũ kỹ, vài tháng sau cũng bị bà chủ nhà vứt đồ ra đường,
đuổi đi vì nợ tiền nhà”(tr10).
Còn nữa, Tony bị gọi là cậu nhóc năm 2007 thì có lẽ “cậu
nhóc” Tony cũng thế hệ 8x. Vâng 8x thì có biệt tài là chém gió thành bão. Cứ
nhìn cộng đồng vOz thì biết. Huyền cmn thoại ở cái độ chém gió giật lên cấp
trên hai chục của thang Bơ-phốt mất thôi.
Và thật vãi đái khi ông giáo sư J.Q là phó hiệu trưởng
trường Havard vẫn nhớ đến thằng nhóc loi choi ấy ở biển Nha Trang. Hà hà!
“Ổng nói thôi qua học miễn phí đi, tiền bạc gì, mày
khách sáo quá. Cái mình cám ơn thấy rồi xách valí qua đó học.”
Chèng đéch ơi! Havard dễ xin học bổng và đơn giản đến
mức chỉ 1 cái email thế sao? Tôi xin được tran-sờ-lết lại như thế này:
“Ổng nói, thôi ba má mày đóng cho nhà trường vài trăm
ngàn đô la rồi, mày cứ việc xách vali sang mà học miễn phí nhé con, tiền bạc
gì, khách sáo quá”.
Đến đây cũng nói tiếp, Giáo sư tây nó không giống giáo
sư ta, quan tây cũng không giống quan ta. Quan ta với giáo sư ta thì các bạn đều
hiểu lời nói và hành động chẳng liên quan gì đến nhau cả (cứ xem các phát ngôn
của mấy viên quan chức và giáo sư thì biết). Uy tín cá nhân đây thây cần, chỉ cần uy tín của tổ chức
là đủ. Cho nên cũng đếch cần lo lắng nếu chẳng may chữ ký vào 1 cái dự án nào
đó nó chết lâm sàng sống thực vật như 12 dự án thua lỗ bạc tỷ của nước ta vừa rồi.
Chẳng sợ phải đi tù, chẳng sợ phải chịu nhận trách nhiệm. Mà có nhận trách nhiệm
rồi thì sao? Thì sao nào? (Cứ xem bác Thể và bác Nhạ nhận trách nhiệm thì biết,
các bác ấy vẫn làm bộ trưởng đấy thây?). Ở bên tây, quan tây nó được làm quan
vì nó có uy tín cá nhân trước, tự dưng
nhận cái thằng đầu đường xó chợ vào trường, ngộ nhỡ nó mang M4A1 hay AK47 vô
trường rồi hô “tao là Joker kẻ thù Batman đây!!” và lia vài băng đạn vào đám
đông thì tôi đồ rằng thầy hiệu phó có mà húp cứt đến cuối đời luôn á.
Tôi không phải là người biết về giáo dục Mỹ nói chung
và Havard nói riêng nhưng nghe cái đoạn ngớ ngẩn này mà cười phọt ra cả rắm: Đến
trường Havard mới đăng ký chọn hệ học? liên thông chuyên tu? Lại còn liên thông
lên tiến sỹ? =)))
Và ở truyện này, tôi đã biết vì sao sau này Tony xưng
là Dượng. Ảo tưởng vl khi nghĩ mình là ngôi sao Havard!
Nói chung kết thúc của truyện, tôi rút ra được 1 điều
duy nhất: Giá trị của Tony không
thể xuất hiện từ bản thân Tony đồng thời cũng không thể xuất hiện bên ngoài bản
thân Tony, nó phải trong Tony và đồng thời không trong Tony. =))
Ngắn gọn xúc tích thì
nó nằm trong bố mẹ của Tony đấy thôi. Cắt nghĩa câu trên thì cứ đi học một khóa
kinh tế chính trị Mác-Lênin là ra
Cái tít quả là hàn lâm! :))) Thêm nội dung bên trong có mấy câu cũng rất chi hàn lâm. Đọc xong ù hết cả tai! :)))
Trả lờiXóaTiên sinh hãy cứ chờ tôi viết tiếp loạt bài để lên án thói đạo đức giả của tác giả TnBS.Cố nhiên vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí nhưng lý luận cũng có thể trở thành lực lượng vật chất một khi nó thấm sâu vào quần chúng nhân dân thưa tiên sinh. Phải chửi cho chết những tên đạo đức giả ngông cuồng viết sách mê hoặc lòng người này đi.
XóaChuyện giả tưởng ha?
Trả lờiXóaDạ thưa lão tiền bối, đây là tác phẩm giả tưởng của tác giả TnBS nhưng lại fake thành thánh tướng khiến bạn đọc cả nước nhầm tưởng cho nên vãn bối phải viết để phê phán và lên án.
Xóa