Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Điển tích: Tứ Cố Cầu Sư


Khai bút đầu năm hồi Tam quốc chế

Bản rút gọn:

Nhắc lại Thừa tướng nước Thục là Khổng Minh ăn ít, làm nhiều, lao tâm khổ tứ mà đổ bệnh, cũng là đến cái tuổi 49, 53 nên chúng tướng rất lo lắng. Khương Duy tâu rằng:
- Sao thừa tướng không dùng phép dâng sao giải hạn ?!
Khổng Minh nói:
- Ta vốn biết phép ấy nhưng trước dùng nhiều quá giờ hết linh.
Khương Duy nói:
- Tôi biết xứ Man có cái cầu Phò Khổ, cạnh cầu ấy có cái am tên là Phúc Khánh, trong am ấy có vị chân sư tên là Thích Làm Tiền. Sao Thừa tướng không cho người gọi về làm phép dâng sao giải hạn?
Khổng Minh nói:
- Nếu là bậc chân sư thì ta hãy nên đi cầu cho phải phép.
Thế là Khổng Minh dẫn Khương, Ngụy đến cầu Phò Khổ am Phúc Khánh để cầu sư.
Đến nơi nhưng không gặp được chân sư Thích Làm Tiền bởi chân sư đã đi cứu khốn phò nguy, dâng sao giải hạn, cầu an nơi khác. Khổng Minh đành phải ra về.
Lần kế Khổng Minh lại đến thì chân sư Thích Làm Tiền đang bế quan trai giới nhằm ngày mồng 8 khai quan dâng sao giải hạn cho man dân nên cũng đành phải ra về không gặp được.
Rồi lần nữa Khổng Minh đến thì giật mình thấy người ở đâu kéo đến đầy đường lấp lối. Ngỡ quân Ngụy đặt phục binh ngửa mặt lên trời than:
- Số ta đến chết ở đây mất thôi.
Nhưng trông ra thì thấy toàn là man dân địa phương kéo đến nhằm tham dự lễ dâng sao giải hạn Phúc Khánh am. Quang cảnh thật kì dị, man dân kẻ đứng người quỳ, kẻ nằm phủ phục vái lấy vái, hương khói nghi ngút để những mong được đổi vận. Khổng Minh bị đám man dân chen lấn xô đẩy đến đầu váng mắt hoa ngã vật ra đất ngất lịm. Tả hữu vội đem về gò Ngũ Trượng cấp cứu.
Sau thời gian tĩnh dưỡng bệnh tình thuyên giảm, Khổng Minh lại gắng gượng đến Phúc Khánh am cầu sư dâng sao giải hạn. Lần này thì gặp chân sư trụ trì Thích Làm Tiền. Khi dâng lễ vật lên chân sư trụ trì thì bị vị chân sư nổi giận đuổi về. Ra đến cổng tam quan nhìn nên tấm bảng yết thì thấy câu

thơ:
Muốn thoát năm ba
Thì phải cầu ta
Cầu gì được nấy
Miễn có đô la
Thì ra lễ vật của Khổng Minh thiếu đi khoản đô la nên bị đuổi về, Khổng Minh thở dài:
- Âu sống chết có số, không sao mà nhương trừ được.
Đêm ấy Khổng Minh qua đời tại gò Ngũ Trượng.
Thật chính là:
Đâu phải sống chết là do số
Do tiền không có để dâng sao
Chưa biết sau khi Khổng Minh qua đời thì nhà Thục Hán sẽ thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ
____________________

Bản full:

Nhắc lại Thừa tướng nước Thục là Khổng Minh ăn ít, làm nhiều, lao tâm khổ tứ mà đổ bệnh, cũng là đến cái tuổi 49,53 nên chúng tướng rất lo lắng. Khương Duy tâu rằng:
- Sao thừa tướng không dùng phép dâng sao giải hạn ?!
Khổng Minh nói:
- Ta vốn biết phép ấy nhưng trước dùng nhiều quá giờ hết linh.
Khương Duy nói:
- Tôi biết xứ Man có cái cầu Phò Khổ, cạnh cầu ấy có cái am tên là Phúc Khánh, trong am ấy có vị chân sư tên là Thích Làm Tiền. Sao Thừa tướng không cho người gọi về làm phép dâng sao giải hạn?
Khổng Minh nói:
- Nếu là bậc chân sư thì ta hãy nên đi cầu cho phải phép.
Thế là Khổng Minh dẫn Khương, Ngụy đến cầu Phò Khổ am Phúc Khánh để cầu sư.
Đi hết một ngày đường thì đến nơi, hỏi tiểu giữ am thì biết vị chân sư đã đi dâng sao giải hạn ở nơi khác chưa về.
Vừa về gò ngũ trượng được vài ngày, Khổng Minh dò hỏi thấy Thích Làm Tiền đã về liền xăm xắn lên đường. Đến Am thì được biết, tuy rằng chân sư Thích Làm Tiền đã về nhưng chân sư đang trai giới để ngày 8 làm lễ dâng sao giải hạn, cầu an cho dân Man không thể tiếp khách.
Khổng Minh thở dài ra về đợi đến ngày mồng 8 thì lại chuẩn bị ngựa xe cùng Khương Duy, Ngụy Diên lên đường. Ngụy Diên lần này tức giận mà nói:
- Tôi chắc kẻ ấy chỉ được cái hư danh nên cố ý tránh mặt thừa tướng đấy thôi.
Khổng Minh nói:
- Bậc hiền nhân, chân tu không phải dễ muốn gặp là được. Ta cứ gặp một lần xem sao rồi hãy tính.
Ngụy Diên có ý không bằng lòng nói:
- Thừa tướng cứ ở nhà, để tôi đem quân lính đến trói lại đem về gặp thừa tướng.
Khổng Minh gắt:
- Ngươi sao dám vô lễ vậy!
Ngụy Diên đành yên lặng cùng Khổng Minh lên đường. Đến cầu Phò Khổ thì ba người không sao vô được am bởi xung quanh am đám dân Man khắp nơi kéo đến đầy đường lấp lối ken đặc cả.
Nhìn cảnh dân man sì sụp chổng mông lầm rầm chắp tay khấn vái như bổ củi tràn ra khắp các bãi đất xung quanh am thì chán nản mà chờ đợi. Thế nhưng đợi từ giờ Ngọ đến giờ Tý mà vẫn không tiến đến được cổng tam quan của am. Khổng Minh vốn mang bệnh tật trong mình chưa đỡ, nay lại phải đợi ở chỗ đông đúc, ồn ào bị chen lấn xô đẩy suốt gần một ngày như thế thì đầu váng mắt hoa ngã lăn ra đất. Bọn Khương Duy, Ngụy Diên vỗi vã đến cứu hồi lâu mới tỉnh. Đến quá nửa đêm mà dân man vẫn khắp mọi ngả tiếp tục đổ về chổng mông vái vọng Khổng Minh đành cùng thuộc hạ về Ngũ Trượng Nguyên.
Từ bấy giờ Khổng Minh ngày một ốm nặng, độ mấy mươi ngày sau mới tạm hồi phục một hai phần liền ngay lập tức cho người thắng xe, dắt ngựa đến am Phúc Khánh cầu sư.
Diên bực mình nói:
- Thừa tướng nghe tôi thì đã không bị bệnh nặng hơn như vừa rồi. Giờ hãy lại để tôi dân lính đi tiền trạm mở đường, hễ thấy tên man dân nào cản trở thì tôi cho lính đuổi đi.
Khổng Minh đồng ý. Thế là Ngụy Diên hùng hổ dẫn hơn trăm quân kị phi đi trước. Ấy vậy mà đến am thì thấy chỉ có mấy chú tiểu quét cổng chứ không có man dân đông đúc như trước. Khổng Minh do bệnh tật lâu ngày vừa mới đỡ nên không dám đi nhanh, đến khi trời ngả về tây mới tới am Phúc Khánh. Lần này vào yết kiến vị chân sư Thích Làm Tiền rất dễ dàng.
Khổng Minh cho người mang thiệp cầu kiến vào trước. Trong thiệp đại ý như sau:
- Tôi là Lượng, vốn chịu ơn thác cô của Lưu Tiên Chủ mà nguyện dốc sức khôi phục nhà Hán. Nay chẳng may lâm bệnh nặng, tướng tinh sắp đổ, tuổi thọ sắp tàn. Lượng tôi đến đây yết kiến những mong các vị chân sư Phúc Khánh am rủ lòng thương lập đàn dâng sao giải hạn xin cho ít tuổi trời nữa để Lượng tôi trên báo hoàng ân, dưới cứu lê dân.

Thiệp báo đưa vào ít lâu, Chân sư Thích Làm Tiền cho người ra đón vào nhà khách. Sau tuần trà nước, Khổng Minh nói lại ý định thì chân sư Thích Làm Tiền cứ chỉ cười không nói gì. Khổng Minh gặng hỏi mãi cũng không được thì thấy chú tiểu dâng lên một tập giấy. Mảnh giấy đó đề mấy chữ:
Muốn thoát năm ba
Thì phải cầu ta
Cầu gì được nấy
Miễn có đô la

Khổng Minh không hiểu đô la là gì lại gặng hỏi thì Khương Duy nói nhỏ vào tai. Khổng Minh ồ lên một tiếng rồi chuẩn bị ít ngân lượng dâng nên cho chân sư Thích Làm Tiền. Nào ngờ đâu vừa xem xong thì Thích Làm Tiền đùng đùng nổi giận, bỏ vào nhà trong, sai chủ tiểu đuổi Khổng Minh về. Thì ra số ngân lượng Khổng Minh đưa vị chân sư quá ư ít ỏi, chân sư Thích Làm Tiền cảm giác như bị bạc đãi nên nhất định không chịu làm lễ dâng sao giải hạn. Ngặt nỗi, Khổng Minh cả đời chưa tơ hào của dân của cấp dưới một đồng mà bổng lộc triều đình thì tính theo phẩy công chức lấy đâu ra lắm của mà cung tiến cho chân sư.
Khổng Minh đành ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Quả là sống chết có số, không làm sao mà nhương trừ được!
Nói rồi kêu lên mấy tiếng rồi ngã vật ra, tả hữu phải đem về gò Ngũ Trượng cứu chữa nhưng không kịp. Đêm hôm đó, Khổng Minh qua đời hưởng thọ 53 tuổi.
Thật chính là:
Đâu phải sống chết là do số
Do tiền không có để dâng sao
Chưa biết sau khi Khổng Minh qua đời thì nhà Thục Hán sẽ thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ

Hơn 2000 năm sau CN, xứ Đông Lào cũng học tập cổ nhân mà...
https://laodong.vn/photo/phat-tu-thap-phuong-do-ve-chua-phuc-khanh-dang-ki-dang-sao-giai-han-656844.ldo
https://laodong.vn/photo/ngoi-tran-duong-du-le-dang-sao-giai-han-chua-phuc-khanh-656946.ldo
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/nguoi-ha-noi-tap-nap-den-chua-phuc-khanh-dang-ky-giai-sao-xau-dau-nam-c46a1027247.html

7 nhận xét:

  1. Khổng Minh thân gánh vác việc to của Nhà nước mà lại liều mình xông vào đất Man, chẳng may gặp phải đám dân Man tranh cướp lộc mà bị dẫm bẹp người thì có phải là phụ sự thác cô của tiên đế không!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thừa tướng nhà Hán cũng may là chưa gặp đám Man dân tham dự lễ hội tế ông lợn đấy tiên sinh ạ. Gặp đám ấy chắc đầu mình đôi ngả.

      Xóa
    2. Thật là lòng trời chưa nỡ dứt nhà Hán! 🤣

      Xóa
    3. Tuy rằng Khổng Minh đã mất nhưng vẫn còn Khương Duy. Chứ gặp hội chém lợn thì mạng Duy cũng chả còn :D

      Xóa
  2. Hạn ai cũng có nên phải luôn cần giải hạn,
    Phúc ai cũng có nhưng vẫn luôn cầu thêm phúc,
    Phúc vẫn phúc,
    Hạn vẫn hạn,
    Nồi kê sao chưa chín nhừ nhỉ?
    Hic...

    Trả lờiXóa