TAM QUỐC DÃ SỬ BỔ DI (PHẦN 11)
Nhắc lại Lưu Bị, Khổng Minh ngồi
không ăn sẵn chiếm được hết các quận Kinh Tương mượn tiếng là giữ cho Lưu
Kỳ nhưng thực chất là giữ cho mình. Nay Lưu Kỳ ăn chơi phóng đãng mà
mất sớm, Lỗ Túc sang viếng tang nhưng kỳ thực là đòi lại Kinh Châu. Lưu Bị
chưa tìm được cớ nào đành thoái thác bằng cách lập văn tự mượn đất Kinh Tương
làm vốn khi lấy được Tây Xuyên sẽ trả. Lỗ Túc biết chẳng thể đòi được ngay bèn
đồng ý ký vào tờ văn tự cho Lưu Bị mượn tạm đất Kinh Tương.
Được một thời gian nghe Lưu Bị
đem quân vào chiếm Tây Xuyên, Lưu Chương được đi an trí ở Công An, lòng
mừng khấp khởi bèn sang bàn với Lưu Bị việc trao trả lại Kinh Châu.
Lúc này Bị nói:
- Tây Xuyên nay đã được nhưng
Trương Lỗ vẫn còn là mối lo canh cánh. Xin đợi tôi lấy nốt Đông Xuyên
rồi hãy trả lại.
Túc mới nói:
- Trong văn tự đây chỉ nói đến
sẽ trả Kinh Châu khi lấy được Tây Xuyên chứ không nói đến lấy cả Đông
Xuyên rồi mới trả.
Khổng Minh nói:
- Có phải thế xin Tử Kính cho
chúng tôi xem lại văn tự đã kí.
Lỗ Túc mới móc trong bọc ra
một tờ giấy đưa cho Lưu Bị. Khổng Minh đưa tay ra đón lấy trước xem qua
rồi cười đưa cho Lưu Bị hỏi:
- Chúa công xem có đúng là văn tự
này không?
Lưu bị xem qua thì quả nhiên thấy
đúng là văn tự mình đã ký thì Khổng Minh nói tiếp:
- Mời Chúa công và Tử Kính ký lại
giúp tôi một chữ ký rồi ta hãy nói chuyện tiếp.
Nói rồi sai tả hữu đem giấy mực
ra, Lưu Bị và Lỗ Túc đều không hiểu thế nào nhưng cũng ký lại 1 chữ. Khổng Minh
cũng ký vào đó. Xong xuôi, Khổng Minh bèn giơ văn tự và tờ giấy có chữ ký mới
cho Lỗ Túc rồi hỏi:
- Tử Kính xem những chữ ký đây có
giống nhau không?
Túc nói:
- Tôi trông thì đúng là như vậy.
Khổng Minh nói:
- Xin Tử Kính nhìn kỹ xem
Túc giơ hai tờ giấy ra trước ánh nến
trông lại rồi cứ thực thà mà nói:
- Tuy cùng là một người ký nhưng
các chữ ký trước và sau không thật giống nhau tuyệt đối.
Khổng Minh vô tay cười nói:
- Quả là cùng một người ký ra thì
lẽ thường phải có giá trị nhưng hiện nay nó chẳng có giá trị gì hết.
Lỗ Túc ngạc nhiên hỏi:
- Lý nào lại thế?
Khổng Minh bèn giảng giải:
- Giờ theo quy định nhà nước mới
ban hành thì văn tự này chẳng những không có giá trị mà còn bị phạt đến 10 triệu
lượng nếu đem ra nghị án.
Khổng Minh Nói xong bèn đưa công văn mới ban hành cho Túc xem. Nội dung của công văn ý chính như sau: Văn tự ký
kết phải được thống nhất về chữ ký. Trường hợp không thống nhất sẽ xử phạt từ 5
triệu đến 10 triệu lượng.
Túc xem xong giậm chân xuống đất uất
ức nói:
- Như thế này thì không thể làm được.
Người chứ có phải là thần tiên đâu mà có thể làm ra chữ ký giống hệt nhau.
Khổng Minh mới cười nói:
- Tử Kính nói phải lắm, phàm là con
người chữ nghĩa chẳng thể nào giống hệt nhau đến từng nét gạch được. Nhưng triều
đình đã ban hành thì chúng ta phải chấp hành mới đúng phận bề tôi. Xét ra, tôi
thấy trời đang muốn để Kinh Châu lại cho Chúa công tôi đấy.
Lỗ Túc nói:
- Nếu thế này tôi biết ăn nói với
Ngô Hầu như thế nào?
Khổng Minh nói:
- Tôi với Tử Kính là chỗ tâm giao
lẽ nào lại thấy chết mà không cứu. Thôi cứ để Chúa công tôi lấy được Đông Xuyên
tất sẽ đem Kinh Tương trao trả. Xin Tử Kính cứ yên tâm mà về.
Lỗ Túc không biết làm sao đành phải
trở về Giang Đông.
Thật là:
Chỉ vì Triều đình thêm văn bản
Nên văn tự ấy có như không
Chưa biết Lỗ Túc trở về Giang Đông ăn nói thế nào với Tôn Quyền xem hồi sau sẽ rõ
Thật là:
Chỉ vì Triều đình thêm văn bản
Nên văn tự ấy có như không
Chưa biết Lỗ Túc trở về Giang Đông ăn nói thế nào với Tôn Quyền xem hồi sau sẽ rõ
Kẻ hèn thật bái phục mưu mẹo của tiên sinh!
Trả lờiXóaThương thay cho Tử Kính, tiếc thay cho Tử Kính! :))))))
May sao lòng trời chưa nỡ dứt dòng viêm Hán nên Tử Kính vẫn chưa đạt được ước nguyện đó thôi.
XóaThật đúng là fuck cho trăm họ! :)))
XóaNhân đây lại nói. Tiên sinh đoán xem Lượng râu tối ngày chơi bời mà lại có tấm bản đồ thiên hạ chia ba?
XóaKẻ hèn quả tình không biết, xin tiên sinh vui lòng chỉ giáo!
XóaTiên sinh đoán thử xem.:))
XóaXin tựa cột nghe tiên sinh chỉ giáo! :)
XóaVậy để tôi viết ra đây cho tiên sinh thưởng thức
Trả lờiXóaTốt lắm! Tốt lắm! :)))
Xóa