Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Tony buổi sáng đã bốc phét và bị bóc phốt như thế nào?

Tony và đồng bọn

Vẫn cứ có một mồi thù truyền cmn kiếp với Tony khi cha già này xưng dượng với cả thiên hạ. Bốc phét chém gió thành idol của cả một thế hệ. Tuy rằng blog đã mốc meo nhưng nhất định phải lưu lại những bài viết liên quan đến "dượng" Tony. Chẳng biết bao giờ thì bị nghiệp quật chết cha cái lũ gian ác.
Lại nhớ, có vị đại bểu cuốc hội Nguyễn Thị Xuân Thu còn trích dẫn cái câu ngớ ngẩn của mấy con giời thẩm du tinh thần gán cho Nelson Mandela tổng thống Nam Phi trên mạng rồi công khai trước quốc hội. Cái gì mà phá hủy quốc gia chỉ cần phá hủy hệ thống giáo dục của một quốc gia là quốc gia đó sụp đổ. 
Không thể chấp nhận cho sự giả dối mạo danh cho các điều tích cực. Anh Tháo còn được kính trọng hơn vạn lần cái đám Nhạc Bất Quần. 

_____________________
Tony Buổi Sáng có lẽ chẳng lạ lùng gì đối với các bạn rồi. Thậm chí TNBS còn là "idol" của nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp nữa. Nhưng cách đây vài ngày, anh Nguyễn Quốc Vương bốc phốt chuyện TNBS chém gió về nước Nhật (còn Nhật này có phải Nhật Bản chúng ta biết không thì không ai biết). Thôi thì đọc tiếp phốt bên dưới, hơi dài 📷:v
_______________
TNBS LẠI VIẾT SAI SỰ THẬT!
Tối qua lúc sắp đi ngủ thì một người bạn là giáo viên ở miền Trung gửi cho tôi bài này và hỏi “Em xem có thật hay không?”. (Bài viết gốc của TNBS đã sủi như chưa hề tồn tại)
Mới nhìn tác giả bài viết tôi đã giật mình!
TNBS (còn viết là Tony Buổi sáng) chính là tác giả tôi đã ít nhất hai lần phê bình về chuyện viết sai sự thật một cách có chủ ý. Tất nhiên vì tác giả ẩn danh nên ở đây chỉ nói đến người là chủ thể viết ra bài viết nói trên và các bài viết khác mà không nhằm vào một cá nhân cụ thể nào mà có thể bạn đọc có thể biết hoặc nghĩ tới. Họ có thể là nhiều người hoặc một nhóm.
Thứ nhất là TNBS đã viết rằng ở nước Nhật có môn “Đức Dục” (Social Studies) dạy người ta tất tần tật mọi thứ về nhân cách, đạo đức khiến cho người Nhật tốt, có đạo đức, nước Nhật hùng mạnh. Sau đó anh/chị ta dẫn ra một loạt nội dung không hề có trong chương trình môn “Social Studies” ở Nhật. Thực chất ở Nhật có môn học Social Studies thường được dịch là môn Xã hội hoặc Nghiên cứu xã hội. Đây là môn học được đưa vào Nhật năm 1947 và tồn tại đến nay dù có thay đổi ít nhiều. Nó dạy cho học sinh về “kinh nghiệm xã hội” và “Đời sống xã hội” cùng các kĩ năng, phẩm chất cần có để trở thành Người công dân dân chủ (dựa trên ba trụ cột của Hiến Pháp). Giáo dục đạo đức ở Nhật là chủ đề nhạy cảm với cả nhà nước và người dân, đặc biệt là giới giáo dục. Vì vậy sau 1945, sau khi môn Tu thân bị đình chỉ vĩnh viễn, giáo dục đạo đức chính thức được khởi động như một môn học từ năm học 2017-2018 dưới cái tên “Đạo đức-Môn giáo khoa đặc biệt”. Tôi đã từng dịch toàn bộ chương trình phổ thông phần liên quan đến đạo đức cho một Viện nghiên cứu ở Việt Nam. Rất tiếc khi đó tôi không để ý đến điều khoản quy định tôi không được sử dụng, công bố bản dịch tiếng Việt nên giờ đây tôi không thể đưa lên để các bạn thấy TNBS đã bịa đặt như thế nào.
Thứ hai TNBS đã bịa ra một huyền thoại là “Hàn Quốc copy sách giáo khoa của Nhật nên Hàn Quốc trở nên hùng mạnh”. Cả TNBS và những người ủng hộ thông tin này đều không đưa ra bất cứ bằng chứng nào đáng tin. Trong khi đó, tôi đã rà soát rất nhiều tài liệu của Nhật và không tìm thấy một dấu vết nào. Theo logic thông thường, chỉ một ca sĩ Hàn mặc áo có cờ Nhật đã bị chỉ trích dữ dội thì khó lòng lấy đâu ra có nội các nào ở Hàn Quốc dám liều lĩnh làm việc ngớ ngẩn trên mà có muốn cũng không thể nào làm được. Đó là không tưởng. Trừ phi TNBS đã coi việc Hàn Quốc (khi đó là Triều Tiên) sử dụng SGK Nhật Bản trong thời bị Nhật biến làm thuộc địa. Nếu như vậy thì thật…khủng khiếp.
Trở lại bài viết dưới đây (tôi sẽ post bài đó trong phần comment). Chúng ta thấy TNBS đã xuyên tạc và bịa đặt ra nhiều sự thật về nước Nhật. Để khỏi mắt thời gian tôi liệt kê luôn.
1. TNBS viết: “Ở Nhật có hai loại sách, một là sách dành cho giới tinh hoa và sách thị trường. Sách thị trường thì công ty tự phát hành thoải mái, còn sách dành cho tinh hoa thì thông qua hội đồng duyệt sách rất nghiêm ngặt. Các sách dành cho tinh hoa sẽ được đưa vào hệ thống thư viện các trường và đem ra thảo luận trong xã hội rộng rãi, trong học đường và lưu trữ cho thế hệ sau...Do vậy, công tác biên tập và kiểm duyệt sách dành cho giới tinh hoa rất kỹ. Không phải vì bất cứ cái kỵ huý nào, mà họ kiểm duyệt để kiên quyết không để lọt những tư tưởng nhỏ bé vào sách. Tuyệt đối không để loan tuyền tư tưởng an phận, ổn định, chắc ăn, nhàn hạ, hưởng thụ cá nhân,....cho dân chúng, cho xã hội, làm thụt lùi dân tộc.”
Bịa đặt!
Ở Nhật không có sự phân định rạch ròi hai loại sách trên. “Sách thị trường” là một khái niệm người Việt hay dùng “sách tinh hoa” cũng tương tự. Ở Nhật, nếu muốn phân loại sách theo đối tượng một cách tương đối theo đối tượng người ta phân chia làm “Senmonsho” (sách chuyên môn chủ yếu hướng đến giới làm chuyên môn) và “Ippansho” hay “Shihansho” (sách dành cho đại chúng hay người bình thường). Tuy nhiên cách phân định này là tương đối vì có nhiều sách dùng cho cả hai giới và nhiều cuốn rất khó phân định.
TNBS nói “Sách thị trường thì công ty tự phát hành thoải mái, còn sách dành cho tinh hoa thì thông qua hội đồng duyệt sách rất nghiêm ngặt” là dựa vào đâu khi ở Nhật xuất bản thuần túy là công việc của tư nhân dựa trên Hiến pháp và luật pháp. Viết như TNBS người ta dễ nghĩ rằng ở Nhật có một hội đồng duyệt sách “tinh hoa” quốc gia nào đó để duyệt bản thảo mới cho xuất bản.
Làm gì có!
Sách chuyên môn hay sách đại chúng là công việc của tác giả và NXB. Những sách có hàm lượng chuyên môn cao thì NXB sẽ có hội đồng biên tập của họ hoặc mời các nhà khoa học có uy tín thẩm định. Nó hoàn toàn là công việc của NXb không có cơ quan nào của quốc gia can thiệp hay làm thay. Xuất bản phẩm không cần xin phép và có giấy phép!
Và lưu ý điều này. Ở Nhật Bản từ sau 1949 hoàn toàn không có LUẬT XUẤT BẢN. Các hoạt động xuất bản bị điều chỉnh bởi các luật khác như Luật về sở hữu trí tuệ, Luật về văn hóa phẩm có hại cho thanh thiếu niên. Thời Minh Trị vốn có luật xuất bản, được sửa đổi dưới thời Showa nhưng sau đó đến 1949 bị đình chỉ.
“Do vậy, công tác biên tập và kiểm duyệt sách dành cho giới tinh hoa rất kỹ. Không phải vì bất cứ cái kỵ huý nào, mà họ kiểm duyệt để kiên quyết không để lọt những tư tưởng nhỏ bé vào sách. Tuyệt đối không để loan tuyền tư tưởng an phận, ổn định, chắc ăn, nhàn hạ, hưởng thụ cá nhân,....cho dân chúng, cho xã hội, làm thụt lùi dân tộc.”.
TNBS viết liều vì ở Nhật cả trong Hiến pháp 1946, các bộ luật và thực tế không có “Kiểm duyệt” như TNBS nghĩ và viết. Cho dù chính phủ Nhật Bản có tiến hành kiểm duyệt tinh vi đối với SGK (chế độ kiểm định SGK) nhưng về cơ bản ở Nhật ai cũng có thể viết sách, xuất bản sách nhất là sách cho người lớn. Tự xuất bản ở Nhật rất phát triển. Mọi đề tài, chủ đề nên sẽ không có chuyện “không để lọt những tư tưởng nhỏ bé vào sách”. Thế nào là “tư tưởng nhỏ bé?”, người xét duyệt lấy gì đảm bảo cái họ cho qua kiểm duyệt là “lớn lao”? Chỗ này TNBS đã viết tùy tiện và suy diễn không dựa trên thực tế của Nhật Bản.
2. TNBS viết “Trong nhóm sách tinh hoa này, sách ví dụ về nghệ thuật, thì phải là người có thành tựu, người phải có danh có phận, có giải thưởng quốc tế hoặc từng ở đỉnh cao về môn nghệ thuật đó viết. Sách về tôn giáo, thì phải là bậc cao sư trong tôn giáo đó mới có quyền ý kiến, chứ người tầm tầm hay còn nhỏ tuổi mà đem đi bàn luận chuyện đạo trời thì không chuẩn xác. Sách về kinh doanh kinh tế thì hoặc là do các giáo sư kinh tế viết sau vài chục năm nghiên cứu, hoặc do các chủ doanh nghiệp rất lớn, sau khi về hưu sẽ được yêu cầu viết lại 1 cuốn sách để cho đời sau, ví dụ ông chủ Honda hay Toyota....Còn người mà không có thành tựu gì về kinh tế mà viết về kinh tế, họ sẽ không duyệt vì tư tưởng đó rất sai, họ sai mới không có thành tựu, nếu loan truyền tư tưởng đó sẽ ảnh hưởng đến người khác, mang tội với thế hệ sau. Sách của những tác giả trẻ bàn về văn chương thơ phú thì OK, nhưng nói về hướng nghiệp khuyên răn, họ sẽ không cho xuất bản vì giới trẻ đang trong quá trình nhận thức chuyển đổi, nay nghĩ thế này mai thế khác, chưa đi nhiều, chưa va vấp nhiều, chưa làm gì lớn, việc khuyên người khác là rất nguy hiểm. Các diễn giả cứ "sinh đẻ sồn sồn" 1 năm ra mấy cuốn sẽ không được đưa vào nhóm sách tinh hoa vì bản thân diễn giả đó không có thành tựu gì lớn đủ để loan truyền tư tưởng đó. Diễn giả là người nói lại những tư tưởng lớn của những nhân vật vĩ đại ra dân chúng chứ không được phép nói tư tưởng cá nhân của mình, vì với họ, "cứ không có thành tựu lớn thì không được đem cái cá nhân ra nói, vì chẳng giúp ích gì cho người khác".
Đoạn này cũng viết lấy được và suy diễn tùy tiện!
Ở Nhật Bản ai cũng có quyền viết và thực tế là họ có thể viết bất cứ điều gì cho dù thân phận thế nào. Chuyện căn cứ vào thành tựu trước đó hay bằng cấp, thân phận để phân cấp viết gì như TNBS viết như trên là ngớ ngẩn.
Chắc TNBS không đọc được sách Nhật nên không biết có rất nhiều cuốn “tinh hoa” hay sách có ảnh hưởng lớn của Nhật là do các tác giả Nhật học rât thấp (tức là bỏ học sớm) hoặc không có danh phận (là người bình thường hoặc thậm chí từng là tội phạm hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội viết). Ví dụ như gần đây tác phẩm “Chuyến tàu khổ hành” được trao giải thưởng lớn là tác phẩm được viết ra của một người từng sống trong cuộc sống đầy sa đọa, thất bại và dung tục.
Có vô vàn ví dụ khác như vậy.
TNBS viết thật hài hước rằng “....Còn người mà không có thành tựu gì về kinh tế mà viết về kinh tế, họ sẽ không duyệt vì tư tưởng đó rất sai, họ sai mới không có thành tựu, nếu loan truyền tư tưởng đó sẽ ảnh hưởng đến người khác, mang tội với thế hệ sau”.
Đọc đến đây tôi phải dừng lại mỉm cười hồi lâu.
3. TNBS viết “Với họ, thi đấu bóng đá là mục tiêu vô địch, mục tiêu vào chơi World Cup với các cường quốc chứ không phải cọ xát với đấu trường quốc gia. Kinh tế, văn hoá, nghệ thuật,.....đều phải ở tầm thế giới. Với mỗi cá nhân, ai cũng phải có ước mơ làm lớn, chứ không có vẻ đẹp của người về nhì, cũng chẳng có vẻ đẹp nào của sự về chót. Nếu cổ vũ sự về nhì về chót, thì xã hội chẳng thể tiến bộ được. Doanh nghiệp một khi thành lập, thì phải vươn đến tầm toàn cầu, cổ phần hoá để IPO cho cả thế giới tham gia vào làm chứ không phải "chỉ kiếm đủ ăn, nhiêu đó được rồi". Học sinh thì gần như bắt buộc đọc sách về những nhân vật nổi tiếng thế giới để rút cái hay/dở của họ mà áp dụng vào bản thân, như Alexandre Đại Đế, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon, Columbus, Pasteur, ....Ai chọn nghề nghiệp nào cũng phải có mục tiêu trở thành xuất sắc trong lĩnh vực đó để có thể "đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông". Trăm người đọc, 1 người làm theo được cũng là phúc lớn cho dân tộc rồi.”
Ở đây TNBS chủ yếu hô khẩu hiệu và viết lộn xộn. Không cần bình luận gì thêm.
Phản biện hay chỉ trích một người (hoặc một nhóm) có fanpage đến cả hơn triệu người theo dõi, có sách xuất bản bán hàng chục vạn bản là một điều dại dột vì người phản biện ở ngoài sáng.
Số lượng người theo dõi lớn nói lên rằng người viết có tài viết nhất định và rất giỏi trong các kĩ thuật dẫn dắt, đánh vào cảm xúc người đọc.
Là người viết, cũng là người đọc, tôi chỉ trích TNBS nhưng không kêu gọi đánh sập trang hay báo cáo phường hay cấm TNBS viết như nhiều người đã làm.
Tôi cũng tôn trọng quyền tự do đọc TNBS hay không của các bạn hoặc giá trị mà TNBS đã mang lại cho nhiều bạn.
Tuy nhiên, đối với tôi, việc cố ý bịa đặt ra các thông tin không có thực rồi trộn thật giả lẫn lộn để dẫn dắt người đọc là việc làm trái với đạo đức thông thường của người viết. Việc dựa trên các thông tin có thật, sau đó bình luận, đánh giá theo quan điểm, giá trị quan của bản thân người viết lại là chuyện khác. Nó ở một cấp độ khác của nghề viết.
Tôi mong các bạn nếu đã đọc TNBS thì nên đọc thêm các tác giả-dịch giả dưới đây để hiểu thêm về Nhật Bản và có thêm cảm hứng.
1. Dịch giả Nguyễn Đỗ An Nhiên (người đã dịch rất nhiều tác phẩm Nhật ngữ sang tiếng Việt như : Ác ý, Những người Nhật vị tha, Một mùa thơ dại, Đời du nữ, Vương đạo-con đường thành công bằng sự tử tế…)
2. TS. Nguyễn Lương Hải Khôi (người đã có tiểu luận bình về “Thoát Á luận” của Fukuzawa Yukichi, Vũ Dạ Đàm…)
3. PGS. TS Phạm Thu Giang (người đang dạy ở đại học, đã dịch và viết rất nhiều về Nhật Bản. Các bạn có thể tìm đọc các tác phẩm chị dịch như “Phúc ông tự truyện”-tự truyện của Fukuzawa Yukichi, “Mạn đàm nhân sinh”-những lời cuối cùng của người sáng lập tập đoàn Panasonic, Lịch sử tôn giáo Nhật Bản…)
4. TS Đào Thu Vân (người đã viết nhiều bài báo về lịch sử Nhật Bản, nghiên cứu về lịch sử VN và Nhật Bản cận-hiện đại)
5. Thầy Nhật Chiêu (không rõ thầy dùng FB hay không)
6. Chị Thu Hương (NCS) đang nghiên cứu về giáo dục đạo đức tại Nhật Bản. 
7. Anh Trịnh Tuấn người có tìm hiểu khá kĩ xuất bản ở Nhật và đọc báo cáo xuất bản của Nhật đều đặn.
Xin phép được tag các anh chị, thầy cô trên và một số anh chị em đã và đang học tập, sinh sống, nghiên cứu về Nhật Bản.
P.s. Ở Nhật sách được xuất bản từ thượng vàng tới hạ cám. Từ sách chỉ dám đọc một mình và chỉ được đọc một mình trong phòng ngủ tới sách chỉ dành cho một cộng đồng nhỏ. Ai cũng có thể in sách. Trong các trường đại học có vô số sinh viên tự xuất bản tác phẩm của mình đem bán cho bạn bè để hi vọng đổi đời, làm nên nghiệp lớn. Những sách "có hại cho thanh thiếu niên" (liên quan đến tính dục và bạo lực) sẽ bị kê vào danh sách theo luật và bị giám sát không gian bày bán, đối tượng bán, không được đưa vào thư viện trường học....
Về cơ bản, ai có tài có khả năng trở thành vĩ nhân chỉ sau một đêm.
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1153664218345651&id=100011062518050 

4 nhận xét: